Cách làm bồn cho cây cà phê

Một trong những kỹ thuật quan trọng giúp bộ rễ cây cà phê phát triển, tăng độ ẩm đất sau khi tưới, giúp cây cà phê có sức chống chịu tốt hơn từ đó năng suất được cải thiện chính là làm bồn cho cây cà phê.

Kỹ thuật làm bồn cho cây cà phê đòi hỏi bà con cần chú ý xác định được thời điểm làm bồn và kỹ thuật làm bồn chính xác để không làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây và giúp cây cà phê được sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Sau đây mời bà con cùng tìm hiểu về tác dụng cùng kỹ thuật làm bồn cho cây cà phê.

Tác dụng của việc làm bồn cho cây cà phê.

Những hộ dân áp dụng biện pháp tưới gốc thường cần phải làm bồn cho cây cà phê trước khi tưới. Trong mùa khô bồn còn có tác dụng quan trọng trong việc chứa nước và tránh thất thoát nước. Giúp cho cây giữ được lượng nước cần dùng trong mỗi lần tưới.

Làm bồn giúp toàn bộ lượng nước tưới cho cây được thu gom toàn bộ vào phần gốc cây, giúp tiết kiệm nước mà cây cũng sinh trưởng tốt hơn.

Lượng nước chứa trong bồn cũng giúp giữ ẩm cho cây cà phê trong mùa khô.

Rễ của cây cà phê đặc biệt là các giống cà phê TRS1  và giống cà phê xanh lùn thường tập trung ở phần đất mặt, khoảng từ 0 đến 30 cm. Việc làm bồn giúp cây cà phê tăng khả năng chịu hạn.

Cách làm bồn cho cây cà phê

Làm bồn giúp bộ rễ của cây cà phê được đâm xuống sâu hơn, tiến tới những phần đất phì nhiêu từ đó bộ rễ cây được phát triển tốt hơn.

Đối với những cây cà phê mới trồng, kỹ thuật làm bồn cho cây cà phê sẽ giúp định hình được bộ rễ phát triển tập trung và tận dụng được lượng nước trong mùa khô.

Kỹ thuật làm bồn cho cây cà phê.

Sau khi trồng cà phê được 3-4 tháng bà con cần dùng cuốc để làm bồn xung quanh gốc cà phê. Tùy theo kích thước của hố đào trước để tạo ra được một bồn cà phê tương đương.

Thông thường bồn cà phê có đường kính rộng từ 1 đến 1,2 mét, bồn nhỏ thì 0,8 m và bồn có chiều sâu khoảng 15 đến 20 cm.

Bồn cà phê cần tiến hành tăng theo chiều rộng, tùy vào kích thước của tán để thay đổi kích thước của bồn cà. Thông thường chiều rộng của bồn chỉ cần lớn hơn mép tán khoảng 20 cm. Độ sâu của bồn đối với cây trưởng thành là 25 đến 30 cm.

Kỹ thuật làm bồn cho cây cà phê

Thời điểm làm bồn cho cây cà phê bà con cần tiến hành vào đầu mùa mưa.

Những rãnh mới được tạo rộng hơn so với mép tán 20 cm cần sử dụng các loại phân chuồng hoặc các loại vật liệu khô để ép xanh và tăng độ hữu cơ cho đất, cải tạo độ phì cho đất.

Cứ khoảng 3 đến 4 năm thì tiến hành vét bồn một lần để duy trì độ sâu của bồn là 25 đến 30 cm.

Đối với những vườn cà phê sử dụng biện pháp tưới dí bà con cần tiến hành trồng cà phê âm sao cho phần cổ rễ của cây thấp hơn mặt đất xung quanh là 15 đến 20 cm để tiến hành làm bồn được dễ dàng hơn.

Biện pháp làm bồn thường được sử dụng đối với những vườn cà phê vối, đối với những vườn cà phê chè bà con nên sử dụng kỹ thuật vét thành rãnh dọc hoặc theo hàng cây để hạn chế hiện tượng sói mòn trong mùa mưa chứ không nên áp dụng kỹ thuật làm bồn vì khoảng cách giữa các cây cà phê chè hẹp sẽ dễ bị sói mòn đất.

Bình Luận

comments

Xem thêm

Bệnh bạc lá trên cây cà phê: nguyên nhân và cách khắc phục

Bệnh bạc lá trên cây cà phê: nguyên nhân và cách khắc phục

Tóm tắt nội dung chính1 Nguyên nhân của bệnh bạc lá trên cây cà phê …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *