Tóm tắt nội dung chính
Tìm hiểu lợi ích của việc tỉa cành tạo tán trên cây ca cao, truyện tiểu thuyết online giới thiệu kỹ thuật tỉa cành tạo tán hiệu quả trên cây ca cao trồng bằng gốc ghép
Chất lượng của cây ca cao sau này phụ thuộc rất nhiều vào hình dạng của cây, có nghĩa là phụ thụ trực tiếp vào kỹ thuật cắt tỉa cành, kích mọc cành hay cố định cành cho cây.
Hiểu được tầm quan trọng đó bài viết dưới đây giúp bà con hiểu rõ hơn về các kỹ thuật tỉa cành tạo tán cho cây ca cao trồng bằng gốc ghép từ đó tạo cho cây một thân ghép khỏe mạnh, thân mọc thẳng đứng và có khả năng phân nhánh cấp 1 để tạo cơ sở cho cây phân tán phù hợp.
1. Đối với hình dạng cây ca cao chuẩn
Thông thường cây ca cao có thân phát triển từ cành ghép thường không tăng trưởng thẳng đứng như những cây ươm trồng mà sẽ mọc nghiêng, đặc biệt những mầm ghép từ cành ngang thì các chồi nách sẽ phát triển sớm.
Đối với cây lấy mầm ghép từ thân chính hoặc cành vượt thì khả năng phát triển của cây sẽ thẳng đứng và mọc nhiều tầng cành.
Hình dạng cây ca cao đạt chuẩn thường phải đáp ứng được các chỉ tiêu sau:
– Cây phải có thân chính mọc thẳng.
– Có từ 3 đến 5 cành cấp 1 trên 1 cây.
– Cành cấp 1 đầu tiên của cây thường cách mặt đất khoảng 50cm.
– Các cành mọc đều các hướng xung quanh cây chứ không chỉ về một hướng duy nhất.
– Tán lá phân đều.
2. Lợi ích của việc tỉa cành tạo tán cho cây ca cao
Việc thường xuyên cắt tỉa chồi, cành tăm, cành gãy, cành chết, cành bị bệnh, các cành không cần thiết… sẽ giúp cây tập trung dinh dưỡng đi nuôi những cành khác trên cây ca cao, giúp cây ca cao phát triển cành chính, giúp thân cây sinh trưởng thẳng đứng tạo hình đúng bộ tán tiêu chuẩn.
Ngoài ra bà con nên tạo tán cho cây để giúp cây loại bỏ quá nhiều những tán lá không cần thiết, tạo độ che phủ cần thiết nhưng vẫn thông thoáng, giảm bớt sự phát triển của các loại sâu bệnh hơn nữa giảm thiểu lượng thuốc bảo vệ thực vật để giúp cây phòng tránh sâu bệnh.
Tỉa cành, tạo tán một cách có kỹ thuật và hợp lý sẽ giúp cho cây đạt năng suất ổn định, mang lại lợi ích kinh tế cho bà con cao hơn.
3. Các biện pháp tỉa cành tạo tán cho cây ca cao
Việc tỉa cành, tạo tán cho cây nên bắt đầu từ lúc cây còn nhỏ và phải xuyên suốt trong quá trình cây sinh trưởng. Vì khi cây còn nhỏ là giai đoạn cây phát triển nhiều cành nhất bà con nên cắt tỉa bớt những cành không cần thiết để cây tập trung nuôi những cành chính. Việc tỉa cành và tạo tán cho cây cũng cần có nhiều kỹ thuật dưới đây sẽ giúp bà con nắm rõ hơn.
Tỉa chồi vượt
Chồi vượt là chồi non mọc ra từ gốc ghép và có lá xoắn theo hình ốc. Chồi vượt sẽ làm cho thân cây ghép phát triển chậm đi vì chồi vượt cạnh tranh dinh dưỡng của cành ghép và còn khiến cây ghép mọc nghiêng tán.
Khi bà con nhận thấy cây có chồi vượt thì cần loại bỏ ngay.
Tỉa cành và chồi cấp 1 mọc thấp
Trong quá trình tăng 4000 giờ xem cây sinh trưởng nếu thấy có nhiều chồi mọc ra từ bộ phận ghép, nhiều cành non mọc ra từ thân ghép hay nhiều cành mọc ra từ thân ghép đã hóa gỗ thì phải thực hiện loại bỏ những chồi, cành đó càng sớm càng tốt để tránh việc cạnh tranh chất dinh dưỡng của cây, cũng như làm cho tán phân bố không hợp lý.
Trường hợp cây ghép còn yếu và chỉ cao khoảng 40cm thì nên tỉa cành, chồi mọc thấp cách gốc khoảng 20cm. Đến khi cây mọc cao hơn thì tăng dần chiều cao lên.
Nếu cây có hai thân chính thì cần phải lựa chọn thân nào khỏe, mọc thẳng và tán lá nhiều hơn, khả năng sinh trưởng tốt hơn để giữ lại còn loại bỏ đi thân kia để cây tập trung nuôi dưỡng cành một cách tốt nhất.
Hoặc nếu bà con không loại bỏ cành thì phải phải cắt bỏ những cành mọc thấp để cây có thể tập trung nuôi dưỡng cây tốt hơn.
Kích thích cây phân cành
Khi kích thích cây phân cành nên chọn cách kìm hãm sự phát triển ngọn để cây có thể tập trung ra chồi non, cành và tạo tán nhiều hơn.
– Đối với những thân ghép cao hơn 1m bà con dùng kéo cắt ngọn cây khoảng 20cm, chừa lại đoạn thân khoảng 80cm là vừa.
– Đối với thân ghép có chiều cao khoảng 80cm và có lá non thì bà con đợi lá chuyển sang bánh tẻ rồi hãm ngọn ngay đoạn lá bánh tẻ bên trên cùng.
Khi hãm ngọn thì cây sẽ bắt đầu mọc chồi, bà con chú ý nên loại bỏ hết những đoạn chồi thấp dưới 50cm của cây ghép.
Bà con nên để ý chiều cao của cây ca cao và khả năng phân cành của cây để lựa chọn thời điểm hãm ngọt một cách hợp lý.
Những cây có thể hãm ngọn thường là những cây như sau:
– Cây cao cao có thân ghép cao hơn 80cm đã có cành cấp 1 nhưng cành lại mọc quá sát gốc.
– Cây cao cao có thân ghép trên 80cm và các tán lá đã phát triển nhưng lại vẫn không có cành cấp 1 hoặc có nhưng rất yếu.
Thời điểm thích hợp để bắt đầu hãm ngọn thường là từ 6 đến 9 tháng sau khi trồng ca cao.
Lưu ý khi bắt đầu kích thích cây phân cành tạo tán thì nên điều chỉnh lượng nước tưới cho cây và chỉnh lại bóng che.
Cố định cây
Cần phải thực hiện cố định cây vì bộ rễ của cây không thể giữ nổi cây khi có tác động từ bên ngoài, cố định cây để cây không bị lay gốc, ngã cây và điều chỉnh cho thân cây mọc thẳng đều. Việc cố định cây nên được thực hiện ngay từ đầu.
Hiện nay có rất nhiều biện pháp để cố định cây, thường thì sẽ dùng cây tre, le, gỗ có chiều cao ít nhất khoảng 70cm, sau đó cắm chắc nghiêng về phía gốc cây và dùng dây buộc thân ca cao và thân cây lại cho cây mọc thẳng.