Tóm tắt nội dung chính
Bệnh gỉ sắt trên cây cà phê là bệnh gây hại phổ biến gây hậu quả nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất của cây cà phê
Làm cách nào để khắc phục bệnh gỉ sắt gây hại trên cây cà phê? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cùng với tác hại của nó và sau đó là cách phòng trừ được chia sẻ trong bài viết bên dưới của viện EaKmat để có thêm kiến thức về căn bệnh này khi trồng và chăm sóc cây cà phê nhé.
1. Tác hại của bệnh gỉ sắt
Bệnh gỉ sắt xuất hiện trên cây cà phê chè là chủ yếu, ngoài ra giống cà phê TR9 cũng bị, biểu hiện đầu tiên là trên lá sau đó là thân và trái.
Khi bị nhiễm bệnh cây sẽ có biểu hiện rụng lá sau đó là kiệt sức héo úa và không thể đậu quả dẫn đến năng suất chất lượng và phẩm chất kém. Khi nhiễm bệnh nặng cây sẽ chết.
Bệnh gỉ sắt xuất hiện đầu tiên vào những năm 1940 – 1945 đã có hàng ngàn hecta cà phê chè phải phá hủy hàng loạt vì căn bệnh nguy hiểm này.
2. Triệu chứng của bệnh gỉ sắt
Khi cây bị nhiễm bệnh thì mặt dưới của lá có những biểu hiện là những chấm nhỏ màu vàng nhạt nhìn giống như giọt dầu, một thời gian sau những chấm này sẽ lớn dần lên và phía trên có một lớp bột màu cam lớp bột này là bảo từ của nấm gỉ sắt.
Bào tử của nấm gỉ sắt sẽ dần dần ăn rộng sang bề mặt lá chuyển từ màu cam sang trắng sau đó những bào tử này sẽ biến mất trên lá, để lại những vết bệnh màu nâu nhìn giống như bị cháy.
Vết bệnh xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau trên lá, có khả năng lây lan rộng và liên kết lại với nhau tạo thành những vết cháy lớn làm cho toàn bộ bề mặt lá mất hết sắc tố và bị rụng lá. Bệnh nặng hơn nữa sẽ ăn sâu đến thân quả làm cây kiệt sức và chết.
3. Nguyên nhân gây bệnh gỉ sắt
– Bệnh do nấm có tên Hemileia vastatrix B & Br gây ra, chúng có tổng cộng 32 chủng khác nhau ký sinh gây ảnh hưởng trực tiếp đến cây cà phê.
– Nhiệt độ cùng với lượng mưa là hai yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và hình thành của bệnh gỉ sắt vì khi được cung cấp đủ nước và nhiệt độ 22 độ C là điều kiện thuận lợi cho bào tử nấm phát triển.
– Thời gian phát sinh bệnh khác nhau tùy từng vùng miền:
+ Ở Điện Biên thời gian phát sinh bệnh là tháng 9 – 11, bệnh nặng vào tháng 3 – 4, nhiệt độ thấp của mùa thu khiến bệnh lây lan nhanh và mùa xuân thì bệnh trở nên trầm trọng hơn.
+Ở khu vực Tây Nguyên bệnh gỉ sắt phát sinh vào mùa mưa thời điểm tháng 4 – 5, phát triển mạnh vào tháng 7 – 9, nhất là giai đoạn thu hoạch trái thường giai đoạn này cây có khả năng nhiễm bệnh 100% có tỉ lệ bị bệnh 90%. Riêng đối với giống cà phê vối tùy vào giống có kháng bệnh này hay không mà khả năng nhiễm bệnh cũng khác nhau.
– Thời điểm mùa khô bệnh không phát triển mà chỉ có những đốm nâu trên lá, là nơi ký sinh của bào tử nấm chờ thời điểm mưa xuống để bùng phát đây chính là nguyên nhân bệnh gỉ sắt không thể nào trị dứt điểm được.
4. Biện pháp phòng trừ bệnh gỉ sắt cho cây cà phê
– Trồng giống cà phê có khả năng kháng bệnh gỉ sắt đó là giống cà phê chè Catimor được viện nghiên cứu EaKmat nghiên cứu và chọn lọc ra.
– Ghép chồi vô tính những giống cà phê có năng suất cao và khả năng kháng bệnh là biện pháp đang được ứng dụng rộng hiện nay.
– Sử dụng biện pháp hóa học để phòng trừ ngay lập tức mà không hề ảnh hưởng đến năng suất cây trồng:
+ Phòng bệnh gỉ sắt bằng cách phun thuốc Booc – đô vào đầu mùa mưa và những loại thuốc gốc đồng khác như Coc 85 hoặc fuguran, Champion, đồng đỏ giúp cây tăng sức đề kháng chống lại bệnh.
+ Khi cây có dấu hiệu bị bệnh thì sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật được khuyến cáo nên dùng như Viben-C 50BTN, Tilt Super 300EC, Anvil 5SC, Dizeb-Mb45 80 WP, phun ngay khi phát hiện bệnh xuất hiện. Phun đúng liều lượng phun bên dưới bề mặt lá nhằm ngăn chặn những bào tử nấm phát triển.
– Xuyên suốt trong quá trình chăm sóc cây cà phê, hộ trồng cần chú ý dọn vườn cho thông thoáng, cắt tỉa bỏ cành chồi, cành vượt bón phân hợp lý để cây sinh trưởng phát triển tốt.
Xem thêm thông tin tổng quan về cây cà phê giống