Tóm tắt nội dung chính
Tìm hiểu và phân biệt các loại cây đinh lăng giống để giúp mọi người lựa chọn đúng loại phù hợp với nhu cầu sử dụng
Hiện nay cây đinh lăng giống đã bắt đầu được đầu tư trồng ở nhiều nơi, vì mang lại giá trị kinh tế khá cao và còn có thể sử dụng chữa một số bệnh.
Tuy nhiên không phải cây đinh lăng nào cũng có tác dụng giống nhau.
Theo nghiên cứu từ cây giống viện eakmat thì cây đinh lăng hiện nay được chia ra làm 6 loại khác nhau, cùng tìm hiểu từng loại cây với tác dụng khác nhau ngay bên dưới bài viết này nhé.
1. Cây đinh lăng lá nhỏ hay còn gọi là đinh lăng lá nếp, lá kim
Thông thường còn được mọi người gọi là cây đinh lăng nếp. Đây là giống cây đinh lăng mà mọi người thường gặp nhất hiện nay, hơn nữa còn được sử dụng nhiều nhất để chữa bệnh.
Cây đinh lăng lá nhỏ
Cây đinh lăng này có đặc điểm là lá rất nhỏ, thân cây thì sần sùi. Cây không quá cao chỉ khoảng 0,8m đến 1,5m. Cây có hình dáng thẳng. Lá cây không khác gì các loại lá đinh lăng khác chỉ có điều kích thước nhỏ hơn và lá dài.
Cây đinh lăng nếp được coi như là một cây thuốc quý vì nó có khả năng chữa trị được khá nhiều bệnh như ho lâu năm, tê thấp ,đa khớp, xưng tấy… hầu hết các loại bệnh được chữa từ các cây đinh lăng giống, thì đinh lăng nếp đều có thể sử dụng làm nguyên liệu điều chế sắc thuốc để chữa các bệnh đó.
Lưu ý việc điều chế và sử dụng cần phải có liều lượng thích hợp, không được sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến cơ thể.
2. Cây đinh lăng đĩa
Không phải tất cả loại cây đinh lăng đều có thể sử dụng làm thuốc và đinh lăng đĩa là một trong những loài cây đó.
Cây đinh lăng đĩa có đặc điểm như thân cây khá to, dạng thân bụi, lá cây thì hơi tròn và có đường xẻ rãnh cửa ở bên ngoài. Lá có màu xanh và viền lá sẽ chuyển sang màu bạc khi đã già. Đây là loại cây rất ít khi gặp, nó chỉ xuất hiện ở các quần đảo Tây nam Thái Bình Dương và một số rất ít ở Đông nam Á.
3. Cây đinh lăng lá răng
Đây là một loại đinh lăng được đánh giá là khá đẹp nên mọi người thường sử dụng nó để làm cảnh trong nhà. Cây đinh lăng lá răng này cũng không có tác dụng chữa bệnh.
Cây đinh lăng lá răng có thân khá là nhỏ, thân cây nhẵn, lá cây hình tròn và có cả xẻ răng ở bên ngoài. Màu lá thì xanh và hơi bóng.
4. Cây đinh lăng viền bạc
Thêm một loại cây đinh lăng mà mọi người chỉ sử dụng làm cảnh đó là cây đinh lăng viền bạc, vì loại cây này có thân rất nhỏ, lá thì khá là mỏng và có xẻ giữa lá. Lá cũng có màu rất xanh. Đặc biệt viền của lá cây đinh lăng này rất đẹp.
5. Cây đinh lăng lá to
Cây đinh lăng lá to
Đối với cây đinh lăng này thì ngay cả thân và lá đều to. Tuy nhiên lá vẫn rất mỏng và có màu xanh đậm.
Cây đinh lăng này thông thường không sử dụng làm cảnh cũng không sử dụng để trồng chữa bệnh. Gần như là nó không có giá trị kinh tế, tuy nhiên củ của cây đinh lăng này thường rất giống với loại cây đinh lăng nếp mà mọi người thường sử dụng để chữa bệnh. Vì vậy khi sử dụng mọi người cần lưu ý phân biệt.
6. Cây đinh lăng lá tròn
Cây đinh lăng lá tròn cũng có hình dạng rất đẹp, thân cây khá nhỏ tuy nhiên thì lá lại to và tròn. Màu sắc của lá rất xanh ở giữa lá có đường xẻ.
Đây cũng là loại đinh lăng thường được mọi người dùng để chữa bệnh.
Tuy có rất nhiều loại đinh lăng nhưng mỗi cây có một tác dụng riêng, chính vì thế để sử dụng đúng cách đạt chất lượng, mọi người cần phải nắm rõ cách phân loại đối với từng loại đinh lăng.
Tác dụng chữa bệnh của cây đinh lăng
Tham gia fanpage: https://www.facebook.com/vieneakmatscom