GIONGEAKMAT.COM / Bán Cây Hạt Cà Phê Giống Viện Eakmat / Bệnh lở cổ rễ trên cây cà phê: nguyên nhân và cách phòng trừ

Bệnh lở cổ rễ trên cây cà phê: nguyên nhân và cách phòng trừ

Tìm hiểu về bệnh lở cổ rễ ở cây cà phê, những yếu tố gây ra bệnh và các biện pháp giúp phòng trừ bệnh trên cây cà phê

Phần cổ rễ của cây cà phê tiếp xúc với mặt đất khi có biểu hiện bị thối đen và bắt đầu teo lại đây chính là biểu hiện của bệnh lở cổ rễ trên cây cà phê một bệnh gây hại rất nghiêm trọng.
Bệnh gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây con nặng hơn nữa là làm chết cây nếu như không có biện pháp chữa trị kịp thời. Bệnh lở cổ rễ trên cây cà phê và những cách phòng trừ hiệu quả sẽ được chia sẻ bên dưới đây, mời các bạn cùng giống eakmat tham khảo nhé.

1. Điều kiện phát sinh bệnh lở cổ rễ ở cây cà phê

– Bệnh do nấm Rhizoctonia solani, Fusarium spp gây ra.
– Khi đất vườn ươm bị ngập úng hay quá ẩm ướt không thể thông thoáng do không có lỗ thoát nước.
– Vào mùa mưa vùng đất ẩm không được đào xới khiến đất ngập úng.

Bệnh lở cổ rễ trên cây cà phê: nguyên nhân và cách phòng trừ

Bệnh xuất hiện tại nơi cổ rễ của cây con trong vườn ươm hoặc ở những cây cà phê tầm 1 – 3 năm tuổi, tùy vào từng độ tuổi mà cây sẽ có những biểu hiện bệnh khác nhau.

Cà phê trong vườn ươm

– Khi nấm gây bệnh tấn công phần cổ rễ của cây con có những chấm màu đen, rễ thối và teo lại cây không thể hấp thụ được nước và chất dinh dưỡng khiến lá bị héo và chết đi
– Để phòng trừ bệnh này chúng ta không nên tưới nước quá nhiều vì như vậy khiến cây dễ bị ngập úng
– Không che vườn ươm quá kĩ chỉ nên che 50% mà thôi còn lại nên tạo độ thông thoáng cho bầu đất.
– Loại bỏ hết những cây bị bệnh ra khỏi vườn cây.
– Phun Valodacin 3 DD (2%), Viben C 50 BTN (0.3%) theo đúng liều lượng hướng dẫn trên bao bì để phòng trừ nấm bệnh trên cây.

Cà phê ở giai đoạn kiến thiết cơ bản 1 – 3 tuổi

– Bệnh xuất hiện khi phần cổ rễ của cây bị khuyết bên trong dẫn đến tình trạng cây sinh trưởng chậm có dấu hiệu bị vàng lá do rễ cây bị ảnh hưởng không thể cung cấp nước và dinh dưỡng lên ngọn. Không có biện pháp chữa trị kịp thời cây sẽ chết.
– Bệnh lở cổ rễ lây lan do nấm và những công đoạn làm cỏ quá trình cuốc xới tạo điều kiện cho nấm xâm nhập vào bộ rễ

2. Biện pháp phòng trừ bệnh lở cổ rễ cho cây cà phê

– Chọn vùng đất trồng có độ phì nhiêu màu mỡ, đất thoát nước tốt và mạch nước ngầm sâu.
– Chọn những cây con sạch bệnh.
– Không tạo những vết thương gần gốc sẽ khiến nấm dễ dàng xâm nhập gây bệnh làm ảnh hưởng đến rễ cây.
– Thăm vườn thường xuyên nếu cây có những dấu hiệu bị bệnh tưới Validacin 3 DD (3%) và Viben 50 BTN (0.5%) mỗi gốc 2 lít dung dịch thuốc mỗi loại cứ 15 ngày tưới một lần liên tục 2 – 3 lần.
– Cây nhiễm bệnh nặng thì cần nhổ bỏ mang ra khỏi vườn tiêu hủy.
Bệnh lở cổ rễ trên cây cà phê gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sự phát triển của cây. Mặc dù không ảnh hưởng đến năng suất nhưng sẽ khiến bà con mất thời gian trồng lại nên cũng cần chú ý quan tâm thăm vườn thường xuyên và khắc phục kịp thời khi bệnh xuất hiện trong vườn. Ngoài ra còn 1 số bệnh khác ảnh hưởng tới năng suất như bệnh nấm hồng trên cây cà phê mà chúng ta thường xuyên gặp

Bình Luận

comments

Xem thêm

Bệnh bạc lá trên cây cà phê: nguyên nhân và cách khắc phục

Bệnh bạc lá trên cây cà phê: nguyên nhân và cách khắc phục

Tóm tắt nội dung chính1 Nguyên nhân của bệnh bạc lá trên cây cà phê …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *