Quả bơ khi cung cấp đến tay người dùng đúng thời điểm và vẫn giữ được những phẩm chất và giá trị dinh dưỡng là điều hết sức quan trọng. Để làm được điều này thì việc thu hoạch và bảo quản bà con phải nắm rõ kiến thức.
Không thu hoạch quá sớm vì bơ sẽ bị mất chất dinh dưỡng, vỏ mềm, bơ chín không đều dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao.
Trường hợp thu hoạch quá muộn sẽ khiến cho bơ nhanh chín khi vận chuyển đến tay người tiêu dùng sẽ không còn bảo quản được lâu nữa.
Làm thế nào để biết cách thu hoạch bơ đúng thời điểm? Bảo quản bơ sao cho được lâu không hư? Bà con cùng viện eakmat đắk lắk tìm hiểu nhé.
1. Thời điểm thu hoạch bơ thích hợp nhất
+ Đối với cây bơ được trồng bằng hạt thì sau 5 – 7 năm trồng là có thể bước vào giai đoạn thu hoạch, bơ trồng bằng phương pháp ghép chồi thì thu hoạch sau 3 – 5 năm trồng tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc khác nhau mà thời gian thu hoạch cũng khác nhau.
Vào thời điểm cây mới bắt đầu cho trái bà con nông dân không nên duy trì việc thu hoạch vào thời điểm này mà nên loại bỏ bớt tán cây để cây tập trung vào việc sinh trưởng cho năng xuất cao ổn định cho những năm về sau.
+ Thời điểm từ lúc cây đậu trái cho đến khi chín đạt chuẩn sẽ quyết định thời gian thu hoạch thường là sau khi ra hoa và thụ phấn 2 tháng sau đó thời gian để phát triển kích thước rồi già.
Tùy vào đặc điểm của từng giống mà thời gian thu hoạch cũng khác nhau, ví dụ như giống bơ Booth thời gian thu hoạch là vào thời điểm tháng 10 – 12 còn bơ Hass thu hoạch vào tháng 12 đến tháng 2 tùy vào từng loại giống mà cần có thời điểm thu hoạch sao cho thích hợp.
+ Quan sát sự thay đổi về màu sắc của vỏ quả khi nó chuyển từ màu xanh sang xanh vàng hay tím đậm. Những trái già thì độ bóng sẽ giảm đi rất nhiều và hay xuất hiện những cục u cám trên quả khi độ già đã đủ.
+ Với những vườn bơ có năng suất ổn định bạn dựa vào kích thước, màu sắc và trọng lượng của quả để thu hoạch.
+ Bơ già sẽ bắt đầu có trái rụng nếu có hiện tượng này hãy bắt đầu công việc thu hoạch của mình ngay.
2. Công tác thu hoạch
Chuẩn bị dụng cụ thu hoạch bơ
+ Kéo cắt, bạt gom trái và túi đựng trái.
+ Sào hái trái bên trên đầu có gắn với chiều dài của sào từ 3 – 5m đầu có gắn vợt có mấu là dao cắt có thiết kế nằm bên trên miệng túi. Miệng túi có đường kính là 20 – 25 cm, phần miệng túi được quấn chặt vào thanh kim loại rất cứng được uốn tròn có độ chắc chắn cao để đựng quả tốt. Phần túi đựng có chiều dài đựng được khoảng 4 – 6 quả tùy vào người hái có thể giữ trọng lượng được bao nhiêu.
+ Thang phải 3 – 4 chân có chiều cao 2m độ đứng vững chắc.
+ Xe dùng để vận chuyển quả ra khỏi vườn.
Thời điểm thu hoạch lúc nào là tốt nhất?
Thời gian bạn thu hoạch bơ vào khoảng 7 – 9 giờ sáng hoặc tầm 3 – 5 giờ chiều là thời điểm đẹp giúp bạn dễ chọn những quả bơ già, hái vào thời điểm này bơ sẽ không mất nước quá nhanh so với thời điểm thu hoạch nắng nóng hay trời mưa.
Sau khi thu hoạch bơ xong nên để dưới tán cây mát dùng bạt phủ lên trên nhằm tránh ánh nắng trực tiếp rọi vào.
Tiến hành các bước thu hoạch bơ
+ Quan sát quả bơ và thấy độ già của quả thì bắt đầu công tác chuẩn bị dụng cụ để thu hoạch bơ. Không nhất thiết phải hái hết bơ cùng một lần mà có thể chia ra thành nhiều đợt thu hoạch khác nhau và chỉ hái những quả đã đạt đủ số lượng mà thôi.
+ Cắt cuốn cách quả khoảng 4 – 5 cm.
+ Những trái xa và cao thì nên dùng sào để thu hoạch loại sào có túi đựng và cắt cách cuốn chừng 10 mm là đủ, trái thu hoạch xuống túi rồi chuyển quả vào bao đựng hoặc bạt gom quả.
+ Những quả có kích thước và trọng lượng cùng nhau gom chúng lại thành một nhóm riêng biệt.
+ Khi thu hoạch quả không nên rung hoặc là lắc cành để quả rụng xuống vì như vậy sẽ làm vỡ hoặc khiến cho quả bị dập đi, không dùng tay bứt vì như vậy quả sẽ không bảo quản được lâu, không ném quả từ trên cao xuống. Dụng cụ hái gồm sào và túi đựng cần được kiểm tra kĩ càng trước khi hái.
+ Sau khi thu hoạch xong là công đoạn đóng gói gọn gàng để giúp cho việc vận chuyển được dễ dàng hơn tránh thiệt hại trong quá trình vận chuyển. Hãy dùng những giỏ đan kim loại, bằng tre hoặc bằng mây để đựng trái có lót bì cotton dưới đấy và xung quanh để tránh quả bị dập khi vận chuyển. Xếp trái vào giỏ ưu tiên xếp những quả có cùng kích cỡ lại với nhau thành 1 tầng về cùng hướng để tránh tình trạng gãy dập. Mỗi lớp quả cho lên trên một lớp rơm rồi xếp quả vào lớp trên cùng trên mặt giỏ hãy cho thật dày rơm lên sau đó cố định lại bằng dây thun.
3. Bảo quản bơ
Quả bơ nhạy cảm với nhiệt độ và độ ẩm cho nên để bảo quản bơ tốt chín tự nhiên không thâm đen phần thịt bên trong nên áp dụng những bước sau:
+ Bơ nên được bảo quản ở nơi thoáng mát có nhiệt độ thường tốt nhất nên bảo quản bơ ở nhiệt độ từ 23 – 25 độ C, không xếp bơ xuống dưới mặt đất, không dùng ny lon bọc kín lại vì như vậy dễ khiến bơ bị thối.
+ Nên xếp bơ vào trong rỗ cuốn hướng lên trên bơ sẽ chín tự nhiên
+ Khi nắn quả bơ mềm tay thì bơ đã chín có thể ăn ngay hoặc cho vào ngăn mát của tủ lạnh nếu như chưa dùng đến, không nắn bơ quá nhiều chỉ cần kiếm tra một lần là được vì nắn nhiều bơ sẽ mềm nhanh hư không còn được ngon như ban đầu nữa.
+ Khi cắt bơ ra mà ăn không hết bạn có thể bôi một lớp mỏng dầu ăn lên bề mặt bơ hoặc là chanh lên rồi dùng túi ny lon để bọc thực phẩm cho vào ngăn tủ lạnh sẽ bảo quản thêm được 1 – 2 ngày nữa.
+ Bỏ bơ và hành tây vào cùng một hộp cho vào ngăn mát của tủ lạnh sẽ giúp bảo quản được bơ lâu hơn vì trong củ hành tây có chứa một lượng lưu huỳnh lớn giúp ngăn chặn sự phát triển của enzym.
+ Nếu cần bảo quản nhiều bơ hãy bọc giấy báo bên ngoài rồi cho bơ vào tủ lạnh, giấy báo sẽ làm chậm quá trình phân hủy và giữ bơ được tươi ngon lâu hơn
+ Bạn muốn bơ chín nhanh hãy rửa bơ cho thật sạch bằng nước lạnh rồi xếp bơ vào rổ dùng khăn ướt phủ lên trên và làm ướt khăn khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày như vậy bơ sẽ chín nhanh hơn. Bỏ thêm một quả chuối chín vào rổ bơ khí ethylene có trong quả chuối sẽ góp phần kích thích quả bơ chín nhanh hơn.
Cách thu hoạch, bảo quản bơ vừa được chia sẽ bên trên, hi vọng sẽ giúp ích cho các hộ trồng bơ biết cách thu hoạch đúng cách và người sử dụng biết cách bảo quản bơ lâu hơn.