Tóm tắt nội dung chính
Bệnh tuyến trùng hại rễ trên cây cà phê là bệnh nguy hiểm vì khi bệnh xâm hại cà phê không thể hút được nước và dinh dưỡng nuôi cây dẫn đến cây chết hàng loạt gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Để phòng trừ bệnh tuyến trùng trên cây cà phê, tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất ngăn ngừa sự xâm hại của tuyến trùng trên cây giống cà phê 138 bà con cần tìm hiểu nguyên nhân phát sinh bệnh, tác hại của bệnh tuyến trùng từ đó có biện pháp phòng ngừa hợp lý.
Triệu chứng và tác hại của bệnh tuyến trùng hại rễ cà phê
– Là căn bệnh phổ biến gây hậu quả nghiêm trọng khiến diện tích đang canh tác không thể trồng lại mà phải tiêu hủy hết toàn bộ.
– Bệnh xuất hiện trên cả hai thời kì kinh doanh lẫn kiến thiết cơ bản, thường xuất hiện vào năm thứ 3 sau khi trồng, xuất hiện nhiều tại những vườn cà phê già cỗi tái canh
– Mùa mưa cây vẫn sinh trưởng phát triển bình thường nhưng bộ rễ không phát triển nên khi gặp mưa lớn và gió to cây sẽ bị ngã đổ ngay.
Mùa khô cây suy yếu và có biểu hiện vàng lá vào tháng 8 – 9 cho đến mùa khô, cây bệnh nhẹ thì tưới nước sau đó cây xanh tốt nhưng đến mùa khô sang năm cây lại tiếp tục bị vàng lá.
– Tuyến trùng xuất hiện và xâm hại sẽ khiến rễ cà phê bị biến dạng chuyển sang màu nâu, rễ bị thối và bắt đầu xuất hiện những nốt sưng rồi cây phát triển chậm dần còi cọc rồi lùn đi.
Cây không cho ra nhánh non lá cũng bắt đầu vàng đi khi cây bị bệnh nhẹ thường rất khó phát hiện ra nhưng khi cây có biểu hiện rõ rệt thì khó chữa trị được mà biện pháp thường là tiêu hủy cây.
Nguyên nhân gây bệnh tuyến trùng hại rễ trên cây cà phê
– Do tuyến trùng Pratylenchus coffeeae cùng một số loại nấm trong đất Fusarium solani, Fusarium oxysporum cùng với một số loài rệp sáp khiến cây lây lan bệnh nhanh và dẫn đến chết cây.
– Cà phê giai đoạn kinh doanh bệnh xuất hiện thường là do thiếu phân hữu cơ, cây mất cân đối trong việc bón phân NPK, đất bị kiệt sức mà mất khả năng đề kháng tạo điều kiện thuận lợi cho tuyến trùng xâm nhập.
– Những vườn cà phê tái canh nguyên nhân do trước khi trồng không rà soát kĩ nguồn bệnh nên khi trồng mới tuyến trùng kết hợp với nấm gây bệnh tấn công vào cây.
– Tuyến trùng thường tấn công vào những rễ đã trưởng thành, những vết chích hút của nó tạo điều kiện cho nấm xâm nhập và gây hại trên cây cà phê. Vòng đời của tuyến trùng 45 – 55 ngày, bệnh biểu hiện nặng vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa.
– Tuyến trùng di chuyển theo nước nên khả năng lây lan rất nhanh.
– Những hoạt động như đào, xới, véc bồn gây tổn thương ở rễ cây tạo điều kiện cho tuyến trùng lây lan và nấm phát triển.
Biện pháp phòng trừ tuyến trùng
Với vườn ươm:
Cần phải chọn lựa đất ươm sao cho kỹ càng không chọn nguồn từng bị nhiễm tuyến trùng để ươm cây.
– Thay đổi vị trí ươm nếu phát hiện có tuyến trùng nằm trong đất ươm cây.
Với vườn cà phê kiến thiết cơ bản trồng lại:
Kiểm tra đất cũ thật kỹ không để sót những tàn dư thực vật của vườn cây cụ nhặt sạt hết rễ của những cây bị nấm bệnh trước đó.
– Áp dụng biện pháp cải tạo đất luân canh cây trồng khoảng 2 – 3 năm nhầm hạn chế sự lay lan của tuyến trùng, xử lý hố trồng trước khi trồng cây con như đốt hố hay trộn 1kg vôi/hố trộn với đất sau đó bón thêm phân chuồng để tăng chất hữu cơ cho đất
– Sử dụng các loại thuốc có khả năng diệt trừ tuyến trùng như: Mocap 10G (50g/gốc), Vimoca 20 ND ( 0.3 %, 2 lít dung dịch/gốc), Marshal 5G (50g/gốc), Oncol 20EC (0,3 %, 2 lít dung dịch/gốc).
Với vườn cà phê thời kì kinh doanh:
Tạo độ ẩm và ánh sáng thích hợp cho cây bằng cách trồng xen cây che bóng, trồng đai rừng chắn gió để mang lại năng suất cao ổn định cho vườn cây.
– Bón thúc phân đầy đủ và hợp lý những loại phân hóa học, bổ sung thêm phân chuồng và những chế phẩm sinh học khác với mục đích cải tạo đất
– Hạn chế việc đào xới đối với những vườn cây từng bị bệnh.
– Vườn cây đã xuất hiện một vài cây bị bệnh không nên áp dụng biện pháo tưới tràn lan vì như vậy mầm bệnh sẽ lây lan khắp nơi.
– Để ý đến những biện pháp kỹ thuật như chọn giống hay gieo trồng tạo điều kiện sinh trưởng tốt nhất cho cây cùng với khả năng chống chịu sâu bệnh. Thăm vườn thường xuyên và để ý đến những cây bị bệnh vàng lá nếu không phải bị vàng lá do thiếu đạm thì cần đào hố và sử lý ngay cây bị bệnh bằng thuốc bảo vệ thực vật.
– Những cây cà phê gần những cây bị bệnh tuyến trùng hại rễ thì cần dùng thuốc Viben C50 BTN, Bendazol 50WP (0,5%, 5 lít dung dịch/gốc) tưới 2 lần cho cây mỗi lần cách nhau 15 ngày để phòng lây lan.
Tuyến trùng hại rễ là bệnh gây hại nguy hiểm trên cây cà phê làm ảnh hưởng lớn đến năng suất của vườn cây. Để đảm bảo cây sinh trưởng tốt cho năng suất cao bà con nên thăm vườn giống cây trồng chất lượng thường xuyên để khi cây có dấu hiệu bị bệnh thì cần có những biện pháp khắc phục kịp thời.