GIONGEAKMAT.COM / Cây Tiêu Giống / Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất hồ tiêu ở các nước khác

Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất hồ tiêu ở các nước khác

Tìm hiểu về một số đề tài về nghiên cứu kỹ thuật sản xuất hồ tiêu ở ngoài nước

Trên thế giới có rất nhiều quốc gia trồng tiêu mà không tưới nước bởi có lưu lượng mưa phân bổ đồng đều trong năm và cách trồng tiêu theo tập quán trồng dưới các loại cây thân gỗ rậm rạp nên năng suất thấp và không có nhu cầu tưới nước cho cây.
+ Ở Sri Lanca theo thống kê chỉ có 1% nông dân trồng tiêu phải tưới nước vì chi phí tưới nước cao, hiệu quả kinh tế không mang lại nhiều nên dẫn đến vùng này không tưới nước cho tiêu vậy giống tiêu srilanka bán ở đâu?
+ Ở Ấn Độ, mùa hè thời kỳ khô hạn kéo dài là nguyên nhân làm hạn chế năng suất hồ tiêu. Viện Nghiên cứu Cây gia vị Ấn Độ đã đưa ra kết luận: trong mùa khô hạn tưới nhỏ giọt với mức tưới 7 – 10lít/trụ/ngày và đã làm năng suất tiêu tăng 200%. Còn ở Thái Lan, tiêu cũng là một loại cây trồng có tưới nước.

giống tiêu srilanka bán ở đâu

– Theo nghiên cứu phân hữu cơ là loại phân cơ bản không thể thiếu trong kỹ thuật trồng tiêu. Theo Thomas Dierolf, Thomas Fairhurst and Ernst Mutert (2001) tỉ lệ lượng phân bón cân bằng cho 1 ha tiêu có năng suất 3 tấn/ha là 400 N, 200 P2O5, 500 K2O, một lượng vôi phù hợp và 10 tấn phân hữu cơ. Zaubin và cộng sự đã làm thí nghiệm trong chậu lấy một tỷ lệ thấp N/K đã làm gia tăng sức chống chịu của giống Belangtung với bệnh hại rễ tiêu. Và kết quả nghiên cứu gần đây của Robber Zaubin và Dyah Manohama ở Lampung (2004) một tỷ lệ cao phân kali có ưu thế hơn phân đạm giúp cây khỏe mạnh và chống chịu được bệnh tật, vì vậy họ đã đề xuất tỉ lệ thích hợp, bón 1600g phân NPKMg hỗn hợp (12 – 12 – 24 – 2) cho 1 gốc tiêu /năm.

– Sử dụng kỹ thuật che bóng thích hợp cho cây hồ tiêu để tạo ra năng suất tốt cho cây trồng. Ở Ấn Độ, Indonesia người ta thường cho tiêu leo lên các loại cây che bóng trong vườn cà phê như vông, lồng mức, mít, anh đào giả, sồi lá bạc, keo dậu, cóc rừng,…

+ Tại Indonesia, người nông dân cho tiêu leo lên cây gòn và các loại cây ăn trái khác, nhiều diện tích tiêu trồng thuần với trụ chết không có bóng rợp cho năng suất cao, vì vậy, việc bóng rợp mát trong vườn tiêu có cần thiết hay không đã được bàn đến từ lâu.

+ Ấn Độ và SriLanka nghiên cứu cho thấy việc cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cây tiêu cũng phụ thuộc vào việc che bóng thích hợp.

Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất hồ tiêu ở các nước khác

Theo P. Rethinam (2004) cây tiêu rất nhạy cảm với chế độ chiếu sáng, nên đã thử nghiệm trên cùng một cây, ở các phần cây được chiếu sáng đầy đủ sẽ mang lại nhiều hoa quả hơn các phần bị che bóng rợp. Nên phần che bóng rợp thường xuyên đã làm cho năng suất thấp hơn. Nhưng điều đặc biệt, cây tiêu được trồng không che bóng, dưới ánh sáng trực tiếp lại dễ bị rối loạn sinh lý, ngay cả khi điều kiện độ ẩm đất hoàn toàn thuận lợi.
Vì vậy việc dùng cây trụ sống sẽ được tận dụng một phần tán cây tạo bóng rợp rất cần thiết cho vườn tiêu, làm giảm được cường độ chiếu sáng ban ngày, duy trì được nhiệt ẩm vườn cây nên hạn chế được một phần sự bốc thoát hơi nước.

Bên cạnh các nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp cho cây hồ tiêu thì chọn giống cây cũng đã được quan tâm nghiên cứu cho ra nhiều giống lai kết quả nhất định.

– Về giống tiêu, một nghiên cứu đã được thực hiện từ năm 1953 đến nay đã nghiên cứu nhiều giống tiêu.

+ Ở Ấn Độ, hiện đã có 75 giống đang được trồng ở Ấn Độ và giống Karimunda là phổ biến nhất. Ngoài một số giống truyền thống thì có một số giống được cải tiến tạo năng suất cao nhờ vào chương trình lai tạo và chọn lọc giống trong sản xuất.
Cách đây ba thập niên, trạm Nghiên cứu Hồ tiêu Panniyur ở Kerala đã nghiên cứu ra giống tiêu lai Panniyur-1. Và giống Pournami là giống chống chịu với tuyến trùng sưng rễ Meloidogyne (Peper Production guide, 2005).

+ Ở Malaysia đã phóng thích được các giống tốt như: Kuching (Bangka), Aricottanadan, Kumbakhodi, và Kutharavally A.R.(De Ward, 1969). Trong đó, Kuching là giống được trồng phổ biến ở Sarawak và Johore với khả năng sinh trưởng khỏe, năng suất cao, nhưng giống này lại rất dễ nhạy cảm với nhiều loại bệnh chính, đặc biệt là bệnh héo chết nhanh do Phytophthora, bệnh xoăn lùn do virus, caspici, bệnh đen quả(Anandan, 2005).
Vào năm 1988 và 1991, tại trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Semongok đã phóng thích thêm được 2 giống là Semongok perak và Semongok emas. Trong đó, giống Semongk perak có phẩm chất thơm ngon, tạo được năng suất cao trong nhiều năm đầu nhưng lại kém bền vững do bị bệnh héo chết nhanh vào vụ thứ 3. (Paulus and Wong, 2000).
+ Các giống tiêu truyền thống ở Indonesia là Bulok, Lampung Daun Lebar, Belantung, Jambi, Bangka, Lampung Daun Kecil và Kerinci.
Theo nghiên cứu, không có giống nào kháng được bệnh rễ nhưng vẫn có một số giống có khả năng chống chịu có thể kể đến là: Natar 1, Pelating 2, Lampung Daun Kecil và Choenuk. Giống Natar 1 có khả năng chống chịu được nấm Phytophthora và sâu đục thân nhưng cho năng suất không cao. Pelating 1, Pelating 2 và Lampung Daun Kecil là các giống cho năng suất cao nhưng trong đó Pelating 1 dễ nhiễm bệnh rễ, Choenuk là giống cho năng suất trung bình (Paulus and Wong, 2000).

Bình Luận

comments

Xem thêm

Hướng dẫn kỹ thuật buộc dây và làm cỏ tiêu

Hướng dẫn kỹ thuật buộc dây và làm cỏ tiêu

Tóm tắt nội dung chính1 Kỹ thuật làm thế nào để buộc dây và đưa …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *