GIONGEAKMAT.COM / Bán Cây Hạt Cà Phê Giống Viện Eakmat / Cách phòng trừ sâu đục thân mình trắng trên cây cà phê

Cách phòng trừ sâu đục thân mình trắng trên cây cà phê

Trong các loại sâu bệnh gây hại trên cây cà phê không thể không nhắc đến loại sâu đục thân mình trắng – một trong những sâu bệnh gây hại nghiêm trọng cho cây cà phê. Vậy cách phòng trừ ra sao? Mời bà con tham khảo.

Sâu đục thân mình trắng thường xuất hiện ở những vùng có nhiệt độ cao ánh sáng nhiều gây hại trên cành khiến cây bị chết tại chỗ, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây rất lớn. Vì vậy trong quá trình trồng và chăm sóc cây cà phê bà con nông dân cần chú ý đến những biểu hiện của vườn cây bơ booth 7 khi loài sâu bệnh này xuất hiện để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Đặc điểm hình thái của sâu đục thân mình trắng

– Sâu đục thân có màu trắng, vòng đời của nó mùa đông là 200 -211 ngày,còn mùa hè thì thời gian rút ngắn lại là 126 – 176 ngày, chúng xuất hiện quanh năm thích hợp với những nơi nhiệt độ cao có nhiều ánh sáng, phát sinh mạnh mẽ vào tháng 4 – 5 hoặc 10 – 11.
– Sâu đục thân trưởng thành chính là con xén tóc nhỏ có mình màu xanh đen khi trưởng thành chúng đẻ trứng tại những vị trí cành thưa lá, cây có ít cành. Chúng đẻ trứng vào những vết nứt của đoạn cành nên có thể mọc rải rác khắp nơi thành cụm khi chúng nở thành sâu non bắt đầu phá hoại đục vào gỗ đi sâu vào thân cây cà phê.

Cách phòng trừ sâu đục thân mình trắng trên cây cà phê

Sâu còn non có màu trắng không có chân trên thân chỉ xuất hiện nhiều đốt đường đi của nó không nhất định hay đục lòng vòng quanh thân phá hủy mạch gỗ của cây.
– Biểu hiện của chúng khi phá hoại tấn công vào cây đó là bên ngoài xuất hiện những vết sâu đục có mùn cưa ở đó, khi sắp hóa nhộng nó sẽ di chuyển ra gần phía vỏ đục rỗng hết phần gỗ tạo chỗ cho sâu hóa nhộng.

Tác hại

– Khi sâu đục thân mình trắng tấn công cây cà phê thường làm cây bị vàng ngọn héo rũ xuống vì lớp tượng tầng cùng với mạch gỗ bên trong đã bị phá hủy dinh dưỡng và nước từ bộ rễ không thể cung cấp lên cho cây.
– Những cành bị sâu đục bên trong dễ bị gãy khi có gió hay có lực tác động bên ngoài vì thân bên trong nó đã đục rỗng.
– Những cây bị sâu đục thân mình trắng xâm nhập thường xuất hiện những lằn nổi lên theo đường di chuyển của sâu trong thân. Vỏ cây bị nứt ban đầu sẽ xuất hiện những lỗ đục đường kính 2 – 3 cây dễ bị đỗ ngã tại vị trí sâu phá hoại.

Các biện pháp phòng trừ

– Cần có những biện pháp tỉa cành tạo tán cho cây hợp lí để thân được bao phủ nhờ lá từ bên trên xuống, không cho ánh sáng trực tiếp chiếu vào cây quá nhiều.
– Bón phân và tưới nước đầy đủ để cây tăng cường sức đề kháng.
– Những loài thiên địch như loài ong Apenesia sahyadrica Azevedo & Waichert cần được bảo vệ để chúng ăn thịt sâu đục thân mình trắng.
– Khi phát hiện cây bị sâu tấn công cần cưa ngay đoạn cành có chứa sâu rồi dùng dao chẻ đôi thân cành ra để bắt sâu tiêu diệt nó, mang cành ra khỏi vườn tiêu hủy để phòng trứng còn ẩn nấp đâu đó trong các kẽ cây.
– Đầu mùa mưa nên sử dụng bẫy đèn để thu hút sâu trưởng thành vì chúng ưa ánh sáng, nên dùng cách này vào đầu mùa mưa vì đây là thời điểm chúng hay ghép đôi sinh sản.
– Khi bệnh nặng gây hại nghiêm trọng hãy sử dụng thuốc có hoạt chất như Diazinon (Diazol 10G, liều lượng 15g/gốc; Diazan 50EC, liều lượng 2,5 lít/ha),Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Tungcydan 55EC, liều lượng 1,0 lít/ha) liều lượng chi tiết như hướng dẫn rồi phun mỗi ha 800 lít chia thành nhiều đợt phun để tiêu diệt luôn cả sâu non.
– Lưu ý mỗi lần phun bà con nên phun lên toàn bộ cây nhất là vị trí thân cành trống có vết nứt thân để ngừa sâu đẻ trứng, phun thuốc thời điểm tốt nhất là vào sáng sớm hoặc là chiều mát sẽ tăng cao hiệu quả hơn.

Trung tâm cung cấp cây giống eakmat kính chúc quý bà con mùa màng bội thu.

Bình Luận

comments

Xem thêm

Bệnh bạc lá trên cây cà phê: nguyên nhân và cách khắc phục

Bệnh bạc lá trên cây cà phê: nguyên nhân và cách khắc phục

Tóm tắt nội dung chính1 Nguyên nhân của bệnh bạc lá trên cây cà phê …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *