Tóm tắt nội dung chính
Hướng dẫn kỹ thuật bón phân, tỉa cành và phòng trừ sâu bệnh trên cây đinh lăng
Cây đinh lăng là loại cây dễ trồng và cũng rất dễ chăm sóc. Để cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nhất bà con chỉ cần lưu ý đến quá trình cắt tỉa cành cũng như bón phân, phòng trừ sâu bệnh cho cây.
Cây đinh lăng là cây lâu năm, có sức sinh trưởng rất mạnh có thể chịu lạnh hoặc khô hạn cao. Nếu trồng chung với cà phê, bà con nên lưu ý cách làm bồn cho cây cà phê loại cây này là loại cây rất ít bị sâu bệnh nên bà con chỉ cần tìm hiểu một số kỹ thuật cơ bản dưới đây là có thể chăm sóc tốt cho cây đinh lăng.
Tỉa cành
Cây bắt đầu bước vào thời kỳ tỉa cành khi cây được 2 năm tuổi, nên tiến hành tỉa cành khoảng 2 lần một năm và mỗi lần cách nhau khoảng 5 tháng.
Bà con trồng cây đinh lăng để chủ yếu lấy củ thì nên tỉa hết tất cả những cành nhỏ nên để lại vài cành lớn, việc tỉa đi chỉ để lại một vài cành sẽ giúp cây tập trung nuôi dưỡng những bộ phận quan trọng còn lại như thân cây, rễ và củ.
Kỹ thuật bón phân
Trước khi bón phân nên tiến hành cắt tỉa cành, làm cỏ cho vườn cây để cây không bị các loại cây cỏ trong vườn cạnh tranh chất dinh dưỡng.
Mỗi năm cây chỉ cần bón phân 2 lần vào đầu mùa mưa cho phân thấm sâu vào đất, rễ cây sẽ từ từ hấp thụ và lần 2 là lần vừa kết thúc mùa mưa, sau khi bón bà con cần lưu ý cung cấp cho cây một lượng nước để phân tan ra và thấm vào đất.
– Lượng phân bón lần một vào đầu tháng 4 khoảng 10kg ure, phân không bón sát gốc mà cách gốc cây khoảng 20cm.
– Lần thứ 2 vào khoảng tháng 9 dương lịch. Lần này bà con nên cung cấp cho cây 5 tấn đến 6 tấn phân chuồng/ ha. Thêm 250kg đến 300kg phân NPK-20-20-15 và 100kg clorua kali.
Tất cả các lần bón phân bà con nên phủ lên trên 1 lớp đất mỏng hoặc lớp rơm rạ và tưới 1 lượng nước vừa phải tránh cho phân bị bay hơi đi.
Đây là lượng phân tiêu chuẩn mà mỗi năm bà con có thể sử dụng để bón cho cây đinh lăng. Nếu cây có dấu hiệu phát triển chậm hay yếu thì có thể tăng thêm lượng phân để kích thích sức tăng trưởng cho cây.
Phòng trừ sâu bệnh
Đây là loại cây sinh trưởng rất mạnh nên có thể chống chọi với sâu bệnh rất tốt. Thông thường chỉ thấy một số loại sâu bệnh gây hại nhẹ cho cây, bà con quan sát và kiểm tra để có biện pháp loại bỏ sớm cho cây phát triển chất lượng nhất.
Nếu để ý trên cây đinh lăng thường chỉ có những loại sâu cuốn lá, sâu xanh và một số loại sâu gây hại cho lá. Những loại này thường không nhiều nên người trồng không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà có thể dùng tay trực tiếp loại bỏ cũng được.
Ở những vườn cây xuất hiện quá nhiều sâu bệnh không dùng các phương pháp vật lý được thì bà con mới nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, vì cây đinh lăng là loại cây trồng để sử dụng làm dược liệu chữa bệnh nên hạn chế sử dụng các loại thuốc ở mức thấp nhất.
Bà con có thể tìm hiểu thêm về cách nhân giống cây đinh lăng để mang lại năng suất cao.