GIONGEAKMAT.COM / Cây Bơ Giống / Các loại sâu hại ăn lá gặm quả trên cây bơ

Các loại sâu hại ăn lá gặm quả trên cây bơ

Trong quá trình sinh trường và phát triển cây bơ thường bị các loại sâu ăn lá, sâu cuốn lá gây hại ở phần ngọn lá khiến cây chậm sinh trưởng.

Nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời thì chúng có thể bùng phát thành dịch bệnh và khiến cây bị giảm năng suất nghiêm trọng. Để phòng trừ hiệu quả và nhận diện chính xác loại sâu hại bơ bà con hãy cùng viện eakmat tây nguyên tìm hiểu thêm đặc điểm hình thái và cách phòng trừ sâu hại bơ trong bài viết này nhé.

1. Các loại sâu ăn lá và gặm quả

Các loại sâu hại ăn lá gặm quả trên cây bơ

Có hai loại sâu hại chính trên vườn bơ là loài Seirarctia echo và loài Feltia subterrania F.

Loài Seirarctia echo: ấu trùng của chúng thường có màu cam tươi, trên thân thường có nhiều vạch trắng ngang pha với vạch màu đen. Trên thân của sâu có lông màu đen. ấu trùng thường phát triển nhanh và gây hại đến khi tạo kén thì ngừng lại. Sau khi hóa nhộng chúng sẽ thành một loại bước đêm thuộc họ Arctiidae có sải cành dài tới 45 mm.

Loài Feltia subterrania F: Ấu trùng của loài này thường có màu nâu xám, sải cánh dài từ 38 đến 44 mm.

Thông thường trứng của sâu thường nằm ở dưới đất. Khi gặp điều kiện thì chúng sẽ nở ra. Lúc ban ngày sâu thường ẩn nấp ở dưới đất sau đó ban đêm chúng sẽ chui lên cây gây hại. Sâu thường ẩn nấp ở dưới lá, khi sâu bùng phát thường có thể ăn được hết cả cây con, ăn lá lớn và làm cây giảm khả năng sinh trưởng và phát triển.

Biện pháp phòng trừ

Ngay sau khi phát hiện được có sâu hại trên cây bà con có thể sử dụng các loại thuốc hóa học diệt trừ sâu hại bơ như Decis, Cymbush, Ambush để phun trừ. Chú ý là khi gần đến ngày thu hoạch thì bạn không nên sử dụng các loại thuốc hóa học trong khoảng thời gian 14 ngày trước khi thu.

2. Sâu cuốn lá

Một trong những loại sâu thường gây hại trên lá non và làm cây mất khả năng sinh trưởng đó chính là sâu cuốn lá.
Những loài bướm mẹ sẽ thường đẻ trứng lên trên lá non, sau khi nở thành sâu thì sâu non sẽ bắt đầu cuốn lá lại, trong quá trình ăn lá chúng sẽ bắt đầu nhả tơ và làm tổ. Tùy theo chiều dài lá thì bề mặt của tổ sẽ lớn dần và về sau lá không thể sinh trưởng được.
Sâu trưởng thành thường có kích thước khoảng 10 mm. Chúng có màu xanh với những đường vằn trên da. Khi thành nhộng chúng nằm tổ đã làm và sau một tuần sẽ vũ hóa.

Các loại sâu hại ăn lá gặm quả trên cây bơ

Để diệt trừ loại sâu này bà con cần sử dụng các loại thuốc nội hấp mới có thể diệt trừ ngay cả ở bên trong. Khi mới phát hiện ra sâu thì có thể chủ động dùng tay để gỡ bỏ kén ra khỏi cây. Nên thăm vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời và có biện pháp phòng trừ hiệu quả.

3. Rầy bông

Rầy bông là một trong những loài côn trùng có thể gây hại trực tiếp lên đọt non và có thể chích hút vào trong nhựa cây khiến cây sinh trưởng kém và không thể tăng trưởng được. Khi rầy bông xuất hiện ngoài chích hút nhựa cây chúng còn có thể chích vào quả non và khiến quả bị rụng khiến năng suất của vườn cây bơ chín muộn giảm.

Biện pháp phòng trừ

Để ngăn không cho rầy bông xuất hiện bà con cần chú ý kỹ lưỡng đến biện pháp kỹ thuật khi chăm sóc vườn cây, cần tạo độ thông thoáng cho vườn, cắt tỉa thường xuyên ngay sau khi thu hoạch để vườn cây được sinh trưởng tốt nhất.
Trước khi cây ra hoa từ 1 đến 2 tuần có thể sử dụng các loại bẫy đèn để thu hút rầy và tiêu diệt chúng trước.
Những loài sâu hại thường không phát triển thành dịch tuy nhiên chúng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của cây trồng nên bà con cần chú ý thường xuyên kiểm tra vườn cây để phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Bình Luận

comments

Xem thêm

Bơ Booth 7- giống bơ bút chín muộn cho năng suất cao

Bán cây bơ Booth 7 giống bơ bút chín muộn

Tóm tắt nội dung chính1 Bơ Booth 7 bà con nông dân thường gọi là …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *