Tóm tắt nội dung chính
Những điều cần chú ý về kỹ thuật tỉa cành, tỉa hoa, tạo tán, tỉa bớt trái trên cây sầu riêng
Ngoài kỹ thuật trồng đúng cách, chế độ bón phân hợp lý ra thì một yếu tố quan trọng khác nữa để giúp cho cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển tốt cần phải chú ý đến đó là kỹ thuật tỉa cành, tỉa tán, hoa và trái cho sầu riêng. Để cây sinh trưởng tốt cho năng suất cao ổn định qua nhiều năm, hãy cùng tham khảo những kiến thức mà chúng tôi chia sẽ bên dưới đây.
1. Hướng dẫn kỹ thuật tỉa cành, tạo tán cho cây sầu riêng
+ Tỉa cành, tạo tán là công đoạn khá quan trọng cần được tiến hành sớm để tạo một bộ tán cây ổn định, tránh trường hợp cây bị lãng phí dinh dưỡng trong quá trình chăm bón, khi cây có bộ tán đồng đều đồng nghĩa với việc sẽ cho năng suất cao ổn định qua nhiều năm.
+ Ngay sau khi thời điểm thu hoạch xong cần tiến hành loại bỏ những cành cây ốm yếu và những cành sâu bệnh hay những cành mọc phía bên trong tán. Cành cây nằm cách mặt đất tầm khoảng hơn 1 m cần được loại bỏ ngay lập tức vì những cành cây này rất dễ bị sâu bệnh, loại bỏ chúng vườn cây sẽ thông thoáng hơn.
+ Đối với những giống cây khỏe mạnh nằm ở độ cao hợp lý có chiều hướng mọc ngang nên để lại để cây ra hoa mang quả, những cành mọc ngang quá dài vượt ra khỏi tán thì nên tỉa cho nó ngắn lại cho vườn thông thoáng tránh trường hợp vườn bị rậm rạp tạo điều kiện phát triển cho sâu bệnh, giúp cây nhận được ánh sáng đều, quang hợp tốt cho chất lượng trái tốt.
2. Kỹ thuật tỉa hoa và tỉa bớt trái trên cây
+ Vì đặc tính sinh thái đặc biệt cây sầu riêng ra rất nhiều hoa, một cành cây ra số lượng hoa rất lớn, lớn hơn nhiều lần so với số lượng sẽ đậu trái. Cho nên khi cây ra hoa chúng ta nên tỉa bớt hoa để khả năng đậu trái cao hơn và đậu ở những vị trí tốt. Tốt nhất nên chọn những khóm hoa nằm ở xa nhau để nuôi dưỡng chúng cho đồng đều.
Trong một chùm hoa khả năng đậu trái rất cao, nếu như chúng đậu quá nhiều thì cũng nên chủ động tỉa bỏ bớt đi ở một chùm để trái phát triển không bị méo mó hay kích thước mọc không đủ lớn dẫn đến khả năng lây bệnh cao.
+ Số lượng trái nên giữ lại trên một cây phụ thuộc vào khả năng sinh trưởng phát triển của cây, những cây có đường kính tấm 8 – 10 m cây không bị sâu bệnh, khỏe mạnh và có điều kiện chăm sóc tốt thì bà con nên giữ lại trên cây khoảng chừng 80 – 100 trái. Những quả được giữ lại là những quả sinh trưởng mạnh không bị méo, không sâu bệnh khoảng cách của chúng nằm cách xa nhau so với vị trí ban đầu.
+ Các bước tỉa trái:
Lần 1:
Vào thời điểm hoa nở được 3 – 4 tuần bạn nên tiến hành việc loại bỏ hết những trái đậu quá dày trong một chùm, một chùm nên để lại 2 trái và loại bỏ hết những quả bị méo mó hay bị sâu bệnh
Lần 2:
Thực hiện 8 tuần sau khi cây đậu trái hãy quan sát kĩ tìm ra những trái kém phát triển loại bỏ hết những quả có kích thước nhỏ hơn những quả còn lại.
Lần 3:
Khoảng 10 tuần sau khi cây đậu trái tiếp tục việc loại bỏ hết những trái bị dị dạng và bị sâu bệnh.
Qua mỗi đợt tỉa trái bà con nông dân cần chú ý tưới nước và bón phân đầy đủ với liều lượng hợp lý để tăng khả năng phát triển cho trái về kích thước cũng như phẩm chất.
Để cây cho năng suất cao ổn định nhiều năm, thường xuyên thăm vườn để khi vườn cây có những triệu chứng sâu bệnh thì phát hiện sớm và đưa ra biện pháp phòng trừ hay khắc phục kịp thời mang lại cho bà con giống cây sầu riêng năng suất cao và có giá trị kinh tế.