GIONGEAKMAT.COM / Cây Ăn Trái / Cây giống Mắc ca nguồn gốc và đặc điểm maccadamia

Cây giống Mắc ca nguồn gốc và đặc điểm maccadamia

Cây mắc ca được đánh giá là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao và sản phẩm được sử dụng nhiều trên thế giới

Giống Mắc ca (Maccadamia) là cây công nghiệp được trồng khá mới ở Việt Nam, được nghiên cứu và bắt đầu trồng trong khoảng 15 năm trở lại đây và hiện vẫn chưa được nhân giống rộng trên nhiều địa bàn.
Chính vì vậy để đánh giá giống và tìm hiểu các biện pháp chăm sóc phù hợp với đặc điểm thực vật học của cây thì chúng tôi chia sẻ đến những thông tin cung cấp cần thiết đến cho bà con nghiên cứu.

1. Nguồn gốc của giống cây mắc ca

Cây mắc ca được phát hiện vào năm 1857 tại rừng cây bụi ở Queensland tại vùng rừng mưa ven biển thuộc miền Nam Queenland và miền Bắc New South Wales, đặt tên chi là Maccadamia.
Cây mắc ca đầu tiên được trồng tại Úc vào năm 1858 do W.Hill.
Đến năm 1881 được đưa tới và trồng tại Hawaii và được Trạm nghiên cứu Nông nghiệp Hawaii đưa vào nghiên cứu năm 1948 nhằm tạo ra các dòng mắc ca tốt để phát triển kinh tế.
Vào năm 1880, những cây mắc ca đầu tiên được trồng tại California, ngay trong sân trường Đại học tổng hợp California.
Đến năm 1950 nơi này bắt đầu cải thiện giống bằng cách nhập các giống tại Hawaii.
Được trồng tại Trung Quốc vào những năm đầu thế kỷ 20 ở Đài Loan và khoảng 20 năm trở lại đây thì mới được trồng đại trà.
Vào năm 1994 tại Việt Nam mới bắt đầu được đưa cây mắc ca vào trồng và thử nghiệm tại các vùng như Ba Vì, Đắk Lắk, Sơn La, Phú Thọ. Sau một thời gian nghiên cứu và trồng thực nghiệm, Viện EaKmat đã bắt đầu nhân 3 giống mắc ca có khả năng thích ứng và cho năng suất cao phù hợp với vùng Tây Nguyên là các giống H2, OC và 508.

2. Đặc điểm thực vật học của cây Mắc Ca

Giới: Plantea
Bộ: Proteales
Họ: Proteaceae
Chi: Macadamia.
Mắc ca có nhiều loài khác nhau nhưng có giá trị kinh tế chỉ có 3 loài là Macadamia integrifolia, Macadamia ternifolia, và Macadamia tetraphylla. Trong đó Macadamia integrifolia và Macadamia tetraphylla là có thể sử dụng hạt để ăn sống.

Thân cây mắc ca

Là cây thân gỗ, màu xanh, sống lâu năm.
Cây cao từ 2- 18 m và có tán rộng đến 15m. Nếu điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt, cây có thể sống tới 100 năm tuổi. Có thân thẳng đứng, vỏ cây khô, có màu thẫm, gỗ cây cứng và có màu hồng thẫm rất đẹp.

 Cây giống Mắc ca nguồn gốc và đặc điểm thực vật học

Sau 4 năm trồng là cây có khả năng cho trái, tuổi thọ kinh tế lên đến 60 năm. Trong các cây công nghiệp hiện nay như cà phê, tiêu thì cây mắc ca được đánh giá có tuổi thọ cao hơn rất nhiều.

Rễ cây mắc ca

Mắc ca thuộc họ hai lá mầm nên rễ chính ít phát triển chủ yếu là rễ chùm phát triển mạnh. Tại tầng đất từ 0- 30 cm rễ cây được phân bố khả năng chống chịu với gió bão là không có.

Lá cây mắc ca.

– Lá cây khá cứng, có hình bầu dục hẹp. Tùy vào từng loại giống cây mà phiến lá sẽ có chiều dài dao động từ 75- 250cm. Tỷ lệ dài/rộng của lá chênh lệch khoảng 3- 4 lần.
– Viền lá có hình sóng, có gai hoặc trơn nhẵn là tùy thuộc vào giống. Những giống cây có 2 lá thì thường mọc đối thành từng cặp, những loài có 3- 4 lá thì mọc thành từng vòng.
– Hoa mắc ca mọc theo dạng chuỗi, dài từ 12- 30 cm. Chiều dài của hoa có thể thay đổi tùy theo từng loại giống và điều kiện chăm sóc. Màu sắc của hoa có màu trắng điểm hồng, một số hoa khác cũng có màu tím hồng.
Hoa mắc ca thuộc loài hoa lưỡng tính, mỗi chuỗi hoa có khoảng từ 200- 300 trăm hoa nhưng tỉ lệ đậu hoa chỉ đạt khoảng 10-15% tức là mỗi chuỗi có khoảng 40- 50 hoa. Tỷ lệ đậu hoa sẽ thay đổi theo từng năm tùy vào loại giống, chế độ chăm sóc và cả thời tiết trong năm. Tỷ lệ quả đạt từ 3-5% số hoa đậu trên chuỗi lúc thu hoạch.
Những cành đã cứng cáp từ 1,5 – 2 năm tuổi sẽ cho chuỗi hoa, chuỗi hoa mọc ở nách lá.
Ở những cành lớn đã già hoa mắc ca ít mọc vì chúng chỉ mọc ở những cành nhỏ, vì vậy bà con nên chú ý cần nuôi dưỡng những cành mới phát sinh trong quá trình tạo hình. Những cành đã già và cho quả nhiều nên loại bỏ để dồn chất dinh dưỡng cho những cành mới.

Quả cây mắc ca

Mắc ca là loại quả khô, có hình cầu, núm lồi ở đuôi quả. Có màu xanh tươi, khi già chuyển sang màu xanh sẫm. Với đường kính trung bình của quả đạt 25 mm và có vỏ dày khoảng 3mm.

 Cây giống Mắc ca nguồn gốc và đặc điểm thực vật học

Để phân biệt được quả mắc ca đã già hay chưa bà con cần quan sát phần đường hợp tuyến của vỏ quả. Nếu quả có vết nứt thì tức là quả đã già. Mỗi quả chỉ có một hạt và sẽ chuyển thành hình bán cầu.
Vỏ quả cứng, dày khoảng 2- 3mm. Nhân hạt có hai lá mầm ghép lại theo hình bán cầu. Đây chính là sản phẩm chính của cây mắc ca. Trong nhân có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe.
Mắc ca thuộc cây thân gỗ lâu năm nên thích hợp để phát triển kinh tế lâu dài hiện nay tại vườn ươm viện eakmat đã trồng thử nghiệm và cho thu hoạch tốt.
Vì cây có bộ rễ khá nông và dễ bị gãy đổ nên cần chú ý trong việc lựa chọn đất trồng, hoa mắc ca thường mọc ở nách lá của những cành từ 1,5 đến 2 năm tuổi nên cũng cần chú ý trong việc chăm sóc và làm cành.

Bình Luận

comments

Xem thêm

Giá trị dinh dưỡng của quả bơ và những lưu ý khi sử dụng

Tóm tắt nội dung chính1 Tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng mà quả bơ …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *