Tóm tắt nội dung chính
Ngoài những loại bệnh gây hại trực tiếp trên quả thì bệnh trên lá cũng là một trong những loại bệnh cực kỳ nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của lá và khiến sức sống của cây bơ bị ảnh hưởng.
Với tình hình hiện nay số lượng giống cây bơ booth 7 được trồng khá nhiều. Nếu bệnh nghiêm trọng còn có thể lây lan và khiến trái bơ bị hư hỏng và mất thẩm mỹ. Bệnh đốm lá và bệnh héo rũ là hai loại bệnh nguy hiểm và thường xuyên xuất hiện ở trên cây bơ. Trong bài viết này bà con hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu thêm về những triệu chứng cũng như cách phòng trừ hiệu quả cho hai loại bệnh này nhé.
1. Bệnh đốm lá do Cerocospora purpurea
Triệu chứng và tác hại
Bệnh đốm lá thường chỉ xuất hiện ở những lá có màu sắc và kích thước gần giống nhau, nhất là những lá đã phát triển thành thục. Ban đầu bệnh sẽ chỉ xuất hiện ở trên lá sau khi bệnh nặng sẽ lây lan ra quả và toàn cây.
Đầu tiên bệnh sẽ xuất hiện ở phần mép lá, chúng sẽ xuất hiện đốm màu vàng hoặc hơi nâu, tiếp đến những đốm này sẽ phát triển lan rộng dần và khiến lá bị khô héo cũng như bị rụng.
Sau khi bệnh lây lan lên quả chúng sẽ xuất hiện những nốt mụn lồi có kích cỡ khoảng 5 mm và có màu nâu nhạt, sau đó sẽ chuyển dần sang màu đen. Những trái bị bệnh sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng thịt quả và hình dáng của quả cũng bị kém chất lượng.
Biện pháp phòng trừ
Bà con cần chú ý tỉa cành, tạo tán và tạo điều kiện thông thoáng nhất cho vườn cây, khi phát hiện ra bệnh cần chú ý loại bỏ và tiêu hủy những lá bệnh ra khỏi vườn.
Phun thuốc bảo vệ thực vật theo đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật khi bệnh xuất hiện ngày một nặng.
2. Bệnh héo rũ do Verticilliumalbo-atrum
Triệu chứng
Bệnh héo rũ có thể làm chết cây nếu lây lan rộng và từ đó làm mất năng suất của vườn. Khi cây bị nhiễm nấm thì lá cây sẽ bị héo dần từ trên xuống, sau đó lan dần ra một phần thân và toàn bộ cây. Những phần lá bị nhiễm nấm sẽ chuyển dần sang màu vàng, lá chết nhanh và khô rụng.
Trên phần tiếp giáp giữa vỏ và gỗ sẽ xuất hiện nhiều đường sọc màu nâu, khi lột vỏ cành hoặc rễ cây sẽ có vết sọc màu nâu rõ ràng.
Cây bị nấm tấn công thường sẽ chết rất nhanh nhưng sau vài tháng sẽ có xuất hiện những mầm non mọc ra ở những cành chưa bị chết và trong khoảng một hai năm thì cây đã có thể sinh trường như bình thường, Tuy nhiên những phần cây bị bệnh sẽ không thể nào cho trái được.
Nấm bệnh thường sẽ rơi rụng và nằm ở phía trên đất, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tiếp tục phát sinh và gây bệnh cho cây bơ hoặc những cây tiếp xúc phải chúng.
Biện pháp phòng trừ
Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản bạn cần chú ý không nên trồng xen canh hoặc luân canh cây bơ với các loại cây họ cà bởi chúng thường có chứa mầm bệnh.
Những nơi đã từng bị nấm hoặc vùng đất kém thông thoáng, khó thoát nước, ẩm thấp thường rất dễ phát sinh ra bệnh thì không nên trồng cây bơ.
Các giống chủng Mexico có khả năng kháng bệnh nên ưu tiên chọn lựa khi chúng thích hợp với điều kiện khí hậu của địa phương.
Thường xuyên thăm vườn, khi phát hiện ra những triệu chứng của bệnh cần chú ý cắt bỏ và phun thuốc định kỳ theo đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
Bệnh hại trên lá bơ thường dễ dàng quan sát và phát hiện sớm nếu bà con đi thăm vườn thường xuyên. Chính vì vậy hãy chủ động cắt bỏ những cành lá cây bị bệnh và tiêu hủy chúng ra khỏi vườn bơ để vườn cây luôn được sinh trưởng ổn định và đạt năng suất cao. Trên đây là 2 căn bệnh đốm lá và bệnh héo rũ của cây bơ và cách khắc phục từ những nghiên cứu và kinh nghiệm của các kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ trong viện eakmat nhằm mục đích mang lại sự khỏe mạnh cho cây trồng giúp bà con nông dân.