GIONGEAKMAT.COM / Bán Cây Hạt Cà Phê Giống Viện Eakmat / Hướng dẫn kỹ thuật tạo hình cho cây cà phê

Hướng dẫn kỹ thuật tạo hình cho cây cà phê

Tạo hình cho cây cà phê là kỹ thuật quan trọng giúp cây có được bộ tán cân đối, từ đó tạo ra sự cân bằng dinh dưỡng giúp cây ra hoa đậu trái cho năng suất cao ổn định hàng năm.

Cách tạo hình chuẩn phổ biến hiện nay được áp dụng rộng rãi là kỹ thuật tạo hình đa thân và đơn thân. Cùng tham khảo chi tiết hơn về hai kỹ thuật tạo hình này ngay trong bài viết bên dưới, nếu bà con có điều kiện có thể đến tham quan trực tiếp tại vườn ươm viện eakmat để định hình rõ hơn.

1. Tạo hình đơn thân

Tạo hình đơn thân là cách chọn độ cao thích hợp để kìm hãm ngọn phát triển tạo bộ khung tán bền vững, kết quả mong muốn là những cành thứ cấp.
Với cách tạo hình này thì việc giới hạn chiều cao hợp lý là việc làm quan trọng để quyết định cây có bộ khung tác vững chắc, thông thường chiều cao thích hợp dưới 2m. Khi cây có bộ khung cơ bản sẽ phát sinh thêm một vài cành thứ cấp 2 và cành thứ cấp 3, những cành thứ cấp này sẽ cho trái và được loại bỏ sau thời điểm thu hoạch 1 – 2 tháng khi chúng không còn khả năng cho trái nữa.
Tạo hình đơn thân kỹ thuật khá đơn giản, cây sinh trưởng đồng đều giúp việc thu hoạch dễ dàng hơn nên được áp dụng rất rộng rãi. Tuy nhiên để áp dụng phương pháp này thì khi cắt cành phải cắt khéo và hợp lý để cây mang lại năng suất cao nhất và ổn định hàng năm.

Tạo hình cơ bản

Đây là phương pháp hãm ngọn nhiều lần trong suốt chu trình sinh trưởng và phát triển của cây. Lần đầu tiên thực hiện việc hãm ngọn là khi cây đạt được chiều cao 70 cm thì thực hiện cắt ngắn những cành cây con khoảng 50 cm với vị trí cắt nằm trên đốt 4 – 5 cm.
Khi áp dụng kỹ thuật cắt ngắn ngọn thân chính không bị tách đôi vì trọng lượng phát triển đều hai bên. Khi hãm ngọn cây xong và con tập trung chăm sóc dinh dưỡng cho thân và cành cơ bản giúp cây có bộ khung vững chắc.
Hãm ngọn xong cây có tầng 1, đây là cành nuôi quả nên không cắt bỏ chúng mà tiến hành nuôi thêm chồi vượt ở đốt trên cùng của cây nhằm tăng thêm chiều cao để cây sinh trưởng phát triển mạnh và lớn dần lên.
Đến khi cây đạt được độ cao từ 120 – 130 cm tiếp tục thực hiện việc hãm ngọn lần 2 giai đoạn này nên cắt cành thấp xuống 110 cm tiếp tục chăm sóc tốt để cây nuôi tầng 3 rồi nuôi thêm 1 ngọn nữa, đến khi cây đạt được độ cao 170cm – chiều cao này là khá lý tưởng rồi.
Nếu đất tốt cây sinh trưởng tốt có thể nuôi thân cho cây đạt chiều cao 2m. Trong quá trình hãm ngọn nên loại bỏ những chồi vượt.
Khi hãm ngọn xong cây có một thân chính khỏe mạnh cùng với bộ khung tán vững chắc. Độ cao của cây từ 1,7 – 2m, cành cơ bản khỏe giúp mang được nhiều cành thứ cấp cho quả.

Hướng dẫn kỹ thuật tạo hình cho cây cà phê

2. Tạo hình đa thân

Là phương pháp tạo hình để cây phát triển theo hướng tự do thẳng đứng nhằm mục đích thu hoạch sản phẩm từ những cành cấp 1 nhưng được 1 – 2 lần thì cắt bỏ đi. Khi hệ thống thân có nhiều cành cấp 1 cao quá cũng sẽ được cắt bỏ đi và thay thế bằng những cành mới tại những vị trí mới ổn định hơn. Việc lựa chọn những cành cấp 1 chính xác cho ra trái cao thường phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn cắt cành.

Tạo hình cơ bản

+ Bấm ngọn:
Khi cây cao 40 – 50 cm thì tiến hành bấm ngọn để cây giống cà phê vối tr4 cho ra chồi tái sinh ở bên dưới vết cắt, đây là những cành chính sau này. Đây là phương pháp đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
+ Uống cong cây:
Dùng dây để cố định phần ngọn chồi xuống mặt đất nhằm kích thích sự phát triển của thân mới còn thân cũ được giữ nằm ngang cho đến khi trọng lượng của thân mới mọc ra vững vàng, trụ vững không để thân chính mọc lại.
Khi cây mọc những cành không cần thiết thì nên loại bỏ ngay để cây tập trung dinh dưỡng nuôi những cành còn lại.
+Trồng nghiêng:
Đây cũng là phương pháp kích thích những thân con mới nhanh mọc ra hơn, giảm tình trạng cây mọc thẳng đứng trở lại khi không có dây cố định. Với những cây có bộ rễ kém phát triển thì thời kì đầu cây rất dễ bị đổ vỡ.
+ Trồng nhiều cây trên một hố:
Đây chính là phương pháp đơn thuần nhất nhưng việc cạnh tranh dinh dưỡng sẽ diễn ra gay gắt khiến cây không phát triển mạnh được trong giai đoạn đầu.
Khi trồng cơ bản nên loại bỏ hết những cành mọc sát đất và những cành mọc chen chúc nhau chỉ nên để 1 cành cấp 1 trên thân mà thôi. Trong khoảng chiều cao 1.2m – 1.4m tính từ trên đỉnh ngọn xuống những cành bên mọc ra cần loại bỏ ngay để cây cho năng suất cao, tùy vào từng vùng và từng điều kiện chăm sóc cây sẽ có chiều dài tán khoảng 1.5m. Khi điều kiện chăm sóc không được thuận lợi thì nên để chiều dài tán 1m.

Tạo hình duy trì

Cưa bỏ phần thân già cỗi, thay thế bằng thân mới cần được thực hiện theo một quy trình nhất định.
– Mỗi năm cần bỏ đi 2 thân già cỗi nuôi thêm đó 2 thân mới, khi cưa bỏ cần tiến hành bỏ đi hết những cành sâu bệnh và những chồi vượt không cần thiết, cành mọc không hợp lý điều chỉnh luôn việc phân tán cho cây sao cho hợp lý nhất.
– Sau khi thu hoạch được 4 – 5 năm thì loại bỏ hết thân cây và nuôi đồng loạt lại từ đầu. Cưa hết toàn thân cây sẽ có những chồi vượt mọc ra từ gốc cũ, hãy chọn những chồi khỏe mạnh để phân tán và nuôi thân.
– Cưa bỏ hết những cành già để lại một thân để làm chồi hút nhựa đồng thời hạn chế khủng hoảng khi cưa hết toàn bộ vườn cây.

3. Tạo hình bổ sung

Khi tạo dáng cây không thích hợp cây sẽ bị sâu bệnh tấn công, gãy đỗ do gió thì nên cần tạo hình bổ sung để cây ghép tán bổ sung thêm cành vượt cho năng suất cao.
Phương pháp tạo hình bổ sung được thực hiện như sau:
– Cây bị khuyết tán bên dưới nên bổ sung bằng những chồi vượt nằm ngay sát mặt đất, đến khi chồi đạt được chiều cao cố định thì nên hãm ngọn và phân tán về hướng bị khuyết. Nên phát triển những cành thứ cấp nằm bên hướng tán bị khuyết để tạo ra bộ tán hợp lý.
– Khi cây bị khuyết tán bên trên hãy loại bỏ phần thân già cỗi phía trên rồi bổ sung thêm chồi mới. Đến khi chồi phát sinh cần chọn những chồi khỏe mạnh phù hợp nhất để nuôi dưỡng phủ tán bên trên.
– Khi cây bị khuyết tán ở giữa hãy chọn những chồi vượt thích hợp ngay vị trí cây bị khuyết tán để nuôi dưỡng nó. Khi chồi vượt có cặp cành cơ bản nên tiến hành loại bỏ hết những cành phía bên trong tán để cành còn lại thành cành cấp 1.

4. Tạo hình cho cây cà phê vối tại Việt Nam

Kỹ thuật tạo hình tốt giúp cho cây cà phê có thể khai thác được một cách triệt để diện tích ánh sáng cùng với các yếu tố thâm canh khác như bón phân, tưới nước cho năng suất cao tối đa.
Những vùng trồng cà phê tại Tây Nguyên hộ trồng thường hay áp dụng những tạo hình đơn thân cho cây cà phê, những năm đầu cây cho năng suất thấp hơn so với cách tạo hình đa thân nhưng những năm sau năng suất lại ổn định hơn. Những biện pháp thu hoạch, chăm sóc hay thâm canh cũng dễ thực hiện hơn.
Việc tạo hình đa thân chỉ thích hợp với cà phê vối nhưng càng về sau năng suất sẽ không ổn định và khả năng phục hồi cũng mất nhiều thời gian hơn khiến cho vườn cây không mang lại năng suất ổn định hàng năm.
Đối với cây cà phê vối có thể áp dụng biện pháp tạo hình như sau:
– Khi cây đạt được độ cao tâm 1.2m – 1.3m thì tiến hành hãm ngon và nuôi một ít cành cơ bản, sau thời gian khoảng 1- 2 năm đến khi tán cây bên dưới trở nên thành thục có những cành thứ cấp thì nên nuôi thêm chồi vượt và hãm ngọn ngay khi cây đạt được chiều cao 1.7 – 1.8 nhằm duy trì tình trạng bên dưới và khắc phục cây có tán dù. Tùy thuộc vào từng điều kiện chăm sóc mà bạn nên điều chỉnh độ cao của cây từ 2 – 2.4m tận dụng không gian bên trên tạo độ thông thoáng cho phần mặt đất bên dưới tiện cho việc chăm sóc cũng như bón phân.
– Tạo hình đơn thân được áp dụng cho cây cà phê vối trồng tại DakLak nhờ khả năng sinh cành thứ cấp nhanh, chỉ trong thời gian 2 năm đầu cây đã cho cành thứ cấp, 4 năm sau cây có thể cho cho từ 2 – 7 cành cấp 2 tương đương 60 – 70 cành thứ cấp.
Với những cây từ 10 năm tuổi trở lên sẽ có hàng trăm cành thứ cấp 6 và cấp 7 vì vậy mà khả năng cho trái của cây cao, để cây phát triển tốt và cho năng suất ổn định hàng năm cần chủ động việc cắt tỉa cành, chọn những cành nuôi quả để lại để cây cho năng suất cao ổn định.
Ngoài cách hãm ngọn ra hộ trồng cà phê có thể áp dụng cách trồng 2 cây trên một hố để tận dụng hết sự phát triển của bộ rễ, giúp cây nhanh chóng phát triển, cho năng suất cao trong những năm đầu. Khi cây bắt đầu giao tán có thể loại bỏ những cành xấu để lại cành khỏe mạnh cho năng suất cao.

Bình Luận

comments

Xem thêm

Bệnh bạc lá trên cây cà phê: nguyên nhân và cách khắc phục

Bệnh bạc lá trên cây cà phê: nguyên nhân và cách khắc phục

Tóm tắt nội dung chính1 Nguyên nhân của bệnh bạc lá trên cây cà phê …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *