GIONGEAKMAT.COM / Cây Bơ Giống / Bệnh loét và thối thân trên cây bơ

Bệnh loét và thối thân trên cây bơ

Tìm hiểu về triệu chứng, tác hại và cách phòng trừ bệnh loét và thối thân trên cây bơ

Một trong những loại bệnh ở trên thân cây bơ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đó chính là bệnh loét và thối thân trên cây bơ. Để có thể nhanh chóng phòng trừ bệnh hại, đảm bảo cho vườn bơ sinh trưởng và phát triển.
Bà con hãy cùng tìm hiểu thêm về triệu chứng cũng như cách phòng trừ trong bài viết này mà bà con nông dân ở khu vực viện eakmat tây nguyên đã áp dụng nhé.

Tác hại của bệnh loét và thối thân trên cây bơ

Bệnh loét và thối thân cây bơ là do nấm Phytophthora citricola gây ra, loại nấm này thường nằm sâu ở trong đất và có thể ký chủ trên hầu hết các giống bơ khác nhau.

Bệnh có thể xuất hiện ở hầu hết các bộ phận của cây đặc biệt là vùng cổ rễ, gốc thân, những cành già.

Nấm thường sẽ tấn công vào những vết thương ở trên cây, đặc biệt là khi điều kiện không khí có độ ẩm cao, đất ẩm ướt sẽ lây lan rất nhanh chóng.

Triệu chứng của bệnh loét và thối thân của cây bơ

Nấm thường nằm trú ẩn ở trong đất, đặc biệt là nằm ở vùng cổ rễ hoặc là gốc thân, khi những vùng này xuất hiện những vết thương nấm sẽ từ đó mà xâm nhập vào, Lúc đầu vết bệnh sẽ có màu nâu sẫm và chảy nhựa đỏ ra ngoài. Lâu dần vết bệnh sang màu nâu nhạt rồi màu trắng. Khi vết bệnh khô sẽ có một lớp phủ màu trắng nằm ở phía bên ngoài.
Ở bên trong vết loét thường sẽ có màu cam hoặc lúc mới thì có màu nâu. Khi nấm xâm nhập vào chúng ta sẽ tác động trực tiếp vào hệ thống mạch dẫn của cây vì vậy để có thể quan sát đúng nấm tấn công hay không bạn cần khoét vết bệnh ra để quan sát chính xác.

Bệnh loét và thối thân trên cây bơ

Khi bị nấm tấn công cành cây sẽ bị yếu sức, vùng ngọn sẽ không phát triển. Kích thước lá thì vẫn bình thường nhưng chỉ phát triển những rễ tơ nên tán lá sẽ ngày càng suy yếu dần. Khi cây bị tấn công nặng thì cây bị vàng lá, rụng lá và cây chết đột ngột.

Nấm có thể tấn công trực tiếp vào quả bơ nếu chúng nằm sát mặt đất. Quả bị nấm tấn công sẽ xuất hiện các vết bệnh màu đen nằm ở phía đuôi quả. Phần thịt quả sẽ bị thối nên ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của vườn cây.

Biện pháp phòng trừ khi cây bơ bị loét và thối thân

Trước khi trồng bơ bà con cần chú ý đến công tác làm vệ sinh sạch sẽ đất trồng. Không trồng bơ trên những vùng có nguồn bệnh trước đó hay nước bị nhiễm bệnh.

Nên chủ động chọn lựa những giống bơ kháng bệnh và trong quá trình trồng tưới nước và bón phân hợp lý.
Những cành nằm ở sát mặt đất thì nên cắt bỏ, loại bỏ những cành khô trên cây.

Không nên tủ gốc cây, cần chú ý đến hệ thống thoát nước trong vườn luôn được lưu thông. Những lá rụng cần được gom ra khỏi vườn để tránh tạo ra nơi kí chủ cho nấm Phytophthora citricola.

Sau khi cắt tạo hình cho cây hoặc phát hiện ở trên cây có những vết thương hở cần sử dụng các loại thuốc trừ nấm để bôi lên trên các vết thương này, hạn chế tạo điều kiện cho nấm có nơi để tấn công.

Bệnh loét và thối thân trên cây bơ

Khi phát hiện ra những cây bị bệnh có thể chủ động cắt bỏ hoặc sử dụng các loại thuốc trừ nấm như Aliette, Agri-fos, Fosphite (Phosphorous acid) để phòng trừ. Chú ý liều lượng sử dụng theo đúng hướng dẫn trên bao bì hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

Bệnh loét và thối thân bơ có thể dễ dàng phát hiện được nếu bà con đi thăm vườn thường xuyên, đối với bệnh này không chỉ có trên giống cây bơ Hass mà hầu hết các loại cây bơ đều bị, chính vì vậy bà con cần chăm sóc cây bơ theo đúng kĩ thuật, hạn chế tạo ra các vết thương hở sẽ khiến cây dễ dàng bị tấn công. Bệnh có thể khiến cây bị chết đột ngột và lây lan ra khắp vườn nên bà con cần chú ý các triệu chứng ngay từ đầu nhé.

Bình Luận

comments

Xem thêm

Bơ Booth 7- giống bơ bút chín muộn cho năng suất cao

Bán cây bơ Booth 7 giống bơ bút chín muộn

Tóm tắt nội dung chính1 Bơ Booth 7 bà con nông dân thường gọi là …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *