GIONGEAKMAT.COM / Cây Tiêu Giống / Phương pháp kỹ thuật trồng cây tiêu đạt năng suất cao

Phương pháp kỹ thuật trồng cây tiêu đạt năng suất cao

Tìm hiểu một số kỹ thuật tiên tiến trong việc trồng tiêu ở Việt Nam cho năng suất cao hiện nay

Hiện nay có rất nhiều phương pháp kỹ thuật trồng cây tiêu khác nhau, có nhiều bà con thắc mắc không biết trồng tiêu như thế nào cho đúng? Thời vụ trồng tiêu là khi nào? Hay trồng tiêu bằng trụ gì cho tốt nhất? Để hiểu kỹ và chính xác hơn trung tâm viện eakmat chúng tôi chia sẻ đến bà con những thông tin cần thiết để có cách trồng tiêu hiệu quả và năng suất cao cho bà con tham khảo và áp dụng đúng cách.

1. Thời vụ trồng

Tùy theo thời tiết và khí hậu của từng vùng miền trên nước ta mà bà con nên chọn và tính thời vụ tiêu cho hợp lý. Thường thì cây tiêu được trồng vào đầu mùa mưa, lúc đó đã có mưa đều làm đất ẩm thuận lợi cho việc bám rễ của cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Thời điểm trồng tiêu ở các vùng thường có độ chênh lệch khác nhau.
– Ở miền Trung: thích hợp trồng vào tháng 8 – 10 đến tháng thu hoạch là khoảng tháng 4 – 5.
– Ở miền Tây Nguyên và Đông Nam Bộ : thời vụ thích hợp là khoảng tháng 6 – 8, tháng thu hoạch là tháng 2 – 3.
– Ở miền Tây Nam Bộ: thời vụ hợp lý là khoảng tháng 5 – 7, tháng thu hoạch là tháng 2 – 3.

2. Tiêu được trồng với cây trụ gỗ hoặc trụ bằng bê tông

Dựng trụ và trồng tiêu

– Với trụ xây bà con nên dựng trụ trước khoảng 1 – 1.5 tháng để đến mùa mưa sẽ trôi bớt hồ còn bám trên trụ.
– Cần trồng xen cây che bóng trước để điều hòa khí hậu cho vườn tiêu. Thường thì cây keo dậu được chọn lựa để làm trụ vì độ che phủ của cây nhanh. Khoảng cách trồng trụ tiêu hợp lý là khoảng 6x12m.

Phương pháp kỹ thuật trồng cây tiêu đạt năng suất cao

Kích thước đào hố trồng tiêu là bao nhiêu?

– Đối với trụ đúc bà con nên đào hai bên trụ tiêu, mỗi hố trồng từ 1 bầu hoặc 1 dây tiêu. Hoặc trồng 1 bên trụ với 2 bầu tiêu hay 2 dây tiêu.
– Kích thước hố khoảng 40x40x40cm, với hố trồng 2 bầu bà con đào rộng hơn là 50x50x50cm.
– Hố trồng được xử lý bằng thuốc Confidor 100 SL 0,1 % với 0,5 lít/hố hoặc Basudin 10H, 20 – 30 g/hố. Cần trộn đều đất mặt với 5 – 10 kg phân chuồng, 0,2 – 0,3 kg phân lân và 0,2 – 0,3kg vôi bột lấp xuống hố trồng trước khi trồng cây khoảng 15 ngày trước.
– Trụ gạch có diện tích đáy lớn nên bà con có thể đào 6 -7 hố xung quanh trụ và 1 hố trồng 1 – 2 bầu tiêu. Hố cách mép trụ từ 10 – 15cm để tăng khả năng dựa trụ của cây tốt hơn.

Làm giàn che nắng và chắn gió cho vườn tiêu cho đúng

– Cây tiêu thường không chịu được ánh sáng chiếu trực tiếp, đặc biệt là lúc mới trồng nên trong thời điểm này bà con cần lập giàn che nắng và chắn gió cho cây để giúp cây thích nghi với điều kiện sinh thái mới.
– Lưới nilon, lá dừa, cỏ là những vật liệu thường được sử dụng dùng để làm giàn cho cây. Tuy nhiên, bà còn chỉ nên che phủ khoảng 70 – 80% ánh sáng chiếu vào giàn thôi còn lại để giúp cây hấp thu, quang hợp và phát triển.
– Trồng đai rừng chắn gió trước khi trồng tiêu, nếu đai chắn gió phát triển không kịp thì bà con nên dùng liếp cỏ hoặc lưới chắn gió để tăng khả năng sống cho cây, giúp cây phát triển tốt hơn.

Cách trồng tiêu và phương pháp chọn tiêu

– Tiêu trồng bằng bầu:
+ Di chuyển bầu tiêu đến hố trồng, dùng dao lam cắt nhẹ phần nilong bọc bên ngoài, xé nhẹ nhàng để tránh tình trạng vỡ bầu đất.
+ Đặt bầu tiêu vào giữa hố, mặt bầu ngang với mặt đất, bầu hơi nghiêng về hướng trụ, chồi tiêu gần chạm trụ. Lưu ý, không nên trồng bầu qua sâu sẽ ảnh hưởng đến mầm cành.
– Trồng tiêu thẳng bằng hom:
+ Chọn những hom tiêu khỏe, không sâu bệnh, có từ 5 đốt trở lên.
+ Đặt hom tiêu nằm nghiêng với mặt đất khoảng tầm 45 độ, hướng về phía trụ trồng. Chôn xuống khoảng 3 đốt dây hom vào đất, chừa lại 2 đốt vó mầm cành ở phía trên quả. Thực hiện lấp đất nhẹ xung quanh hom.

Sau khi trồng xong, bà con sử dụng rơm, lưới che, liếp cỏ, lá dừa… để che thêm cho hom tiêu mới trồng. Đối với cây con trồng bằng bầu, khoảng 7 – 10 ngày sau cần tưới nước cho cây, nếu trồng bằng hom thì cần tưới nước thường xuyên nếu trời không có mưa. Tối đa là 2 – 3 ngày nếu trời nắng.

3. Trồng tiêu với trụ cây sống

Trồng tiêu bằng trụ sống

– Tùy thuộc vào thời tiết khí hậu của từng địa phương mà bà con có thể trồng cây trụ sống khác nhau như: keo dậu, muồng, lồng mức để ươm trong bầu trước khi mùa mưa tới khoảng 2 – 3 tháng. Đến khi bước vào đầu mùa mưa, bà con trồng trụ sống, bón thúc phân cho cây phát triển mạnh và nhanh chóng.
– Đối với cây trụ sống, cần bón khoảng 10-15gr Ure + 5g Kcl/1 cây khoảng 20 – 30 ngày để giúp cây tăng cường sức sinh trưởng.
– Cần trồng tiêu trụ sống trước khi bắt đầu trồng tiêu khoảng 1- 2 năm để cho cây trụ có độ dài của thân thích hợp cho cây tiêu leo bám và phát triển hơn.

Trồng tiêu bằng trụ tạm

– Bà con muốn trồng tiêu nhanh để ổn định kinh tế mặc dù trụ sống vẫn chưa kịp phát triển thì sau khi trồng trụ sống cách khoảng 2 – 3 tháng bà con có thể trồng tiêu. Nhưng vì trụ sống còn yếu ớt, chưa thể làm chỗ dựa cho cây tiêu nên bà con nên trồng thêm trụ tạm để giúp cây phát triển trong thời gian chờ đợi trụ sống phát triển.
– Đường kính thích hợp của trụ tạm khoảng 1 – 10cm và cao trên 3m. Trụ tạm cần chất lượng bền, cứng cáp để dây tiêu có thể bám trong 2 – 3 năm chờ trụ sống phát triển. Khoảng cách giữa trụ sống và trụ tạm là 15 – 20cm để sau dễ dàng chuyển trụ cho cây tiêu.

– Đặc biệt ở Tây Nguyên, cây muồng đen có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt với điều kiện khí hậu nơi đây nên cành cây phát triển mạnh có đường kính 7- – 8cm, dài từ 2.5 – 3m rất thích hợp để chiết làm trụ tiêu.
Bà con chỉ cần khoanh vỏ cành trước khi đem trồng khoảng 2 – 3 tháng rồi đem trồng thì trụ sống vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt.
– Nếu trồng tiêu bằng trụ sống mà trong điều kiện trụ sống vẫn còn nhỏ thì bà con nên làm giàn che nắng và chắn gió để giúp cho trụ sống không bị chết và cũng tăng điều kiện sinh truởng cho cây tiêu.
– Nếu trồng tiêu sau khi trồng trụ sống được 2 – 3 năm hay trồng vào những cây đai rừng chắn gió, che bóng lâu năm thì bà con không cần che bóng cho cây, chỉ cần tưới nước đầy đủ thì cây tiêu sẽ sinh trưởng và phát triển tốt qua thời kỳ cơ bản.

#s3gt_translate_tooltip_mini { display: none !important; }

Bình Luận

comments

Xem thêm

Hướng dẫn kỹ thuật buộc dây và làm cỏ tiêu

Hướng dẫn kỹ thuật buộc dây và làm cỏ tiêu

Tóm tắt nội dung chính1 Kỹ thuật làm thế nào để buộc dây và đưa …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *